Lời Kêu Gọi Thứ Năm của Chúa: Hãy Đầy Dẫy Thánh Linh
(Phần 01)
Các con thương mến
Trong bốn bài trước, chúng ta đã học đến: Lời kêu gọi ăn năn; lời kêu gọi đến với Chúa; lời kêu gọi mang lấy ách của Chúa, học theo Chúa; và lời kêu gọi đi theo Chúa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lời kêu gọi thứ năm: Hãy đầy dẫy thánh linh! phần 1. Bài học tuần này chúng ta sẽ học về như thế nào là đầy dẫy thánh linh và phân biệt rõ ràng giữa Đức Thánh Linh và thánh linh.
Khi chúng ta đã đáp ứng bốn lời kêu gọi đầu tiên, nhưng bỏ qua lời kêu gọi thứ năm, nên đã không thể khiến cho nhiều người trở nên môn đồ của Chúa, và khi gặp khó khăn hay thử thách thì không thể trung tín với Chúa.
Trung tín là gì? Trong buổi học kỳ trước bác Tim đã giảng dạy và hướng dẫn cho chúng ta rồi đúng không nào.
Trung tín là hết lòng, hết sức để làm tròn mọi bổn phận, mọi nghĩa vụ, hoặc mọi lời hứa của mình.
Nói cách dễ hiểu là con dân Chúa đáp ứng bốn lời kêu gọi đầu tiên, nhưng bỏ qua lời kêu gọi thứ năm, nên đã không thể khiến cho nhiều người trở nên môn đồ của Chúa, và khi gặp khó khăn hay thử thách thì không thể hết lòng, hết sức để làm tròn mọi bổn phận, mọi nghĩa vụ, hoặc mọi lời hứa của mình.
Thế nên chúng ta phải đáp ứng lời kêu gọi thứ năm của Chúa đó là: Hãy đầy dẫy thánh linh.
Trước hết, chúng ta cần ghi nhớ:
- “Đức Thánh Linh” là một thân vị của Thiên Chúa, còn được gọi là Thiên Chúa Ngôi Ba.
- “Thánh linh” hoặc “linh” là thẩm quyền và năng lực ra từ Thiên Chúa, do Đức Thánh Linh ban cho con dân Chúa.
Chúng ta cần phân biệt rõ hai điều này để khi chúng ta đọc Thánh Kinh bắt gặp những câu Thánh Kinh nào có ghi là Đức Thánh Linh viết hoa thì chúng ta nhận biết đang chỉ về Thiên Chúa Ngôi Ba, thì sẽ hiểu rõ hơn và khi cầu nguyện chúng ta cũng biết cách cầu nguyện cho đúng. Ví dụ như chúng ta xin Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật dẫn dắt, dạy dỗ, ban ơn chúng ta trong việc chúng ta học, suy ngẫm Thánh Kinh hay trong cuộc sống hằng ngày. Xin Chúa ban đầy dẫy thánh linh, năng lực cho chúng ta vượt qua mọi cám dỗ, thử thách trong cuộc sống. Chứ chúng ta không thể cầu xin Chúa ban cho chúng ta đầy dẫy Đức Thánh Linh. Con dân Chúa chỉ có thể có Đức Thánh Linh ngự trong thân thể mình chứ không thể đầy dẫy Đức Thánh Linh. Nhưng con dân Chúa có thể đầy dẫy hoặc không đầy dẫy thánh linh, tức là đầy dẫy hoặc không đầy dẫy thẩm quyền và năng lực của Thiên Chúa. Các con hãy tưởng tượng một chiếc xe chỉ có 1 bình xăng, khi chúng ta chạy xe và đổ xăng vào thì xăng trong bình đó sẽ dẫn đi đến các bộ phận khác của bộ máy chiếc xe làm cho một máy hoạt động xe mới có thể nổ máy và chạy được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy một chiếc xe mà có đến hàng chục bình xăng trên một chiếc xe. Đúng không nào. Chỉ một bình xăng thôi nhưng quan trọng là ở chúng ta đổ xăng vào đó ít hay nhiều. Đầy bình thì chúng ta chạy được lâu, hoặc là chiếc xe có loại bình xăng to thì đựng được nhiều xăng chạy lâu hơn.
Các con liên tưởng đến chúng ta chỉ có 1 ba và 1 mẹ là người đã sinh ra mình, chúng ta có thể nói con có cha, có mẹ chứ chúng ta không nói con có đầy dẫy cha, đầy dẫy mẹ vì cha mẹ là một thân vị. Từ cha mẹ các con nhận được tình yêu, sự chăm sóc, dạy dỗ và nuôi nấng các con nữa.
Thì cũng vậy
Đức Thánh Linh là một thân vị của Thiên Chúa ngôi thứ ba. Từ Đức Thánh Linh chúng ta nhận được năng lực và thẩm quyền.
Đầy dẫy có nghĩa là thật là nhiều, sự đầy dẫy, sự được đổ đầy là chúng ta nói đến sức chứa được tận dụng để chứa năng lượng, như cơ thể chứa đầy sức sống, cái thùng chứa đầy nước…v.v.
Câu gốc tuần này chúng ta học trong Ê-phê-sô 5:18
“Đừng say rượu, trong sự ấy là điều phóng đãng, nhưng phải luôn được đổ đầy linh.”
Câu gốc đã được bác Tim dịch lại thật sát với tiếng Hy lạp là:
“Đừng say rượu, trong sự ấy là điều phóng đãng; nhưng phải được đổ đầy với linh.”
Đã thiếu một giới từ “với”: được đổ đầy với linh. Không cần thêm chữ “luôn”.
Tại sao Chúa lại kêu gọi con dân Chúa phải được đổ đầy linh? điều ấy có ích lợi gì cho con dân Chúa không? và chúng ta phải đổ đầy linh bằng cách nào? Trong bài học kỳ tới, lời kêu gọi thứ năm phần 2 chúng ta sẽ cùng nhau học và suy ngẫm sâu hơn nhé. Con bây giờ chúng ta sẽ chấm dứt bài học phần 1 tại đây.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ
Nguyễn Thị Thùy Linh