Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe:
Loài Người: Linh Hồn (Phần 02)
Nguyễn Thị Thùy Linh
Các con thương mến!
Hôm nay chúng ta tiếp tục học về linh hồn (Phần 02).
Trong bài học trước, chúng ta đã cùng nhau học về nguồn gốc của linh hồn, là do Thiên Chúa sáng tạo nên, sống là một sự di động, sinh sôi, nảy nở và có hơi thở. Như chúng ta thấy các loài cá, chim, loài thú và có cả loài người, mọi vật xung quanh chúng ta thật sống động, cá thì bơi dưới nước, chim bay trên trời, chim hót,
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục học về linh hồn và về những tư tưởng, niềm tin hiểu sai về linh hồn nhé, các con nhớ chú ý lắng nghe vì trong lúc chia sẻ thì cô có hỏi các con đó.
- Thuyết là những tư tưởng, lý luận và giải thích cho một niềm tin hay việc nào đó, dùng lí lẽ để thuyết phục chúng ta, làm cho chúng ta hiểu và làm theo, nhưng nếu điều đó là sai mà chúng ta nghe và làm theo thì chúng ta cũng hiểu sai và làm sai.
- Thuyết Sáng Tạo: Thuyết này nói rằng, mỗi khi có sự đậu thai là khi mới vừa bắt đầu có em bé trong bung, thì Thiên Chúa sáng tạo một linh hồn mới và linh hồn ấy lập tức kết hợp với thân thể xác thịt. Linh hồn mới được sáng tạo thì vô tội nhưng khi kết hợp với thể xác thì lập tức bị nhiễm tội từ thể xác.
Lý thuyết này có những sai lầm nghịch lại với lẽ thật của Thánh Kinh: Sai chỗ là Thiên Chúa đã ngưng sáng tạo vào ngày Thứ Sáu trong công việc sáng tạo của Chúa, nên Thiên Chúa không có tạo thêm vật thọ tạo nào nữa.
- Thuyết Tiền Thực Hữu: Thuyết này cho rằng linh hồn của loài người đã được Thiên Chúa dựng nên từ trước và chứa trong một nơi đặc biệt trên thiên đàng; khi có sự đậu thai thì linh hồn được Thiên Chúa sai nhập vào thân thể xác thịt. Có nghĩa là họ tin rằng linh hồn đã được Thiên Chúa tạo ra sẵn hết, rồi chứa ở một nơi nào đó, khi nào người nữ có em bé trong bụng thì sai một linh hồn nhập vô thân thể em bé đó.
Thuyết này cũng sai với Lời Chúa vì Thánh Kinh cho chúng ta biết: “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà nhiều người thành ra những kẻ có tội.” Rô-ma 5:19a.
Mọi người khác thành ra kẻ có tội như A-đam vì được sinh ra từ A-đam và nhận sự di truyền của tội lỗi từ A-đam. Một người tức là một linh hồn ở trong thân thể thiêng liêng là tâm thần và ở trong thân thể vật chất là xác thịt. Cùng một lúc Thiên Chúa đã sáng tạo trong ông A-đam,
Đặc Tính của Linh Hồn, đặc tính là một tính chất riêng của một sự vật. Ví dụ như hoa hồng và hoa lan, mỗi hoa điều có mùi hương khác nhau. Quả mít và quả chanh khác nhau, mùi hương khác nhau, xoài thì ngọt, chanh thì chua, đó gọi là đặc tính còn gọi là tính chất riêng của mỗi loại.
Đặc tính của linh hồn chính là các bản tính của loài người, đó là:
- Loài người biết suy tư
- Loài người biết cảm xúc
- Loài người biết quyết định
Loài người biết suy tư:
Suy tư là chúng ta dùng trí óc của mình để tìm hiểu, và giải quyết một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Cô giáo cho bài tập về nhà, môn toán các con phải tìm đáp án đúng. Thì các con phải suy nghĩ, tính toán xem như thế nào, mới tìm ra được đáp án.
Hoặc là mẹ đưa cho các con một bộ lắp ráp, bảo các con hãy lắp rắp chiếc xe đi, thì ngay trong lúc đó các con không biết lắp như thế nào, các con phải suy nghĩ một hồi xem lắp xe kiểu gì, mấy bánh, chỗ nào là bánh xe chỗ nào là tay cầm lái…Hay những nhà khoa học họ chế tạo ra máy bay, điện thoại máy tính, họ dùng trí óc suy nghĩ tính toán để có thể chế tạo ra sản phẩm mà họ muốn.
Suy tư được gọi là trí hay trí thức, là sự phân biệt đúng hay sai và đánh giá mọi sự. Đánh giá có nghĩa là chúng ta nhận xét về một vật hay việc gì đó, tốt hay không tốt. Ví dụ như cô nói, cây bút này viết mãi không ra mực, màu mực cũng xấu nữa. Vậy thì cô đánh giá về cây bút tốt hay không tốt?
Cảm xúc này nó cũng là một kết quả thứ nhì của suy tư được gọi là lòng hay tấm lòng, là sự cảm xúc đối với mọi sự.
Loài người biết cảm xúc:
Cảm xúc: Là chúng ta thấy rung động trong lòng mình, từ cái rung động đó thì làm cho chúng ta thể hiện ra, khóc hay chúng ta cười, vui hay buồn. Ví dụ như chúng ta được về quê thăm ông bà thì thấy trong lòng thật vui, thật nôn nao, khi ba mẹ đi vắng nhà thì chúng ta nhớ, chúng ta buồn, rồi có khi khóc, hoặc khi làm bài được điểm kém thì chúng ta buồn…
Loài người biết quyết định:
Sự quyết định được gọi là ý hay ý chí, là thái độ đối với mọi sự. Ý chí có thể hoàn toàn dựa trên trí thức hoặc hoàn toàn dựa trên cảm xúc hoặc được quân bình giữa trí thức và cảm xúc.
Ý chí là thái độ đối với mọi sự:
Cô ví dụ một tình huống như: một bạn bên cạnh nhà rũ các con chúng ta hãy đi đến ngôi chùa đằng kia chơi đi. Thì các con sẽ như thế nào?
Cái sự quyết định không đi đó là ý chí và ý chí dẫn đến thái độ là không thích đi, không muốn đi, muốn tránh xa chỗ đó. Bởi vì trong trí thức của các con các con đã học Lời Chúa thì các con biết và hiểu được rằng nơi đó là nơi ô uế, Chúa không muốn chúng ta đi đến chỗ đó chơi. Nên thái độ của chúng ta là dứt khoát tránh xa những nơi đó.
Thánh Kinh có những lúc dùng các chữ trí, lòng, và ý để nói đến ba phương diện của linh hồn. Khi chúng ta gặp những chữ này đi chung với từ ngữ linh hồn trong một câu Thánh Kinh thì từ ngữ linh hồn chỉ có nghĩa là “mạng sống” hoặc “sự sống”. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét những câu Thánh Kinh được liệt kê dưới đây:
“Vậy, nếu các ngươi chăm chỉ nghe các điều răn của Ta mà Ta truyền cho các ngươi ngày nay; hết lòng, hết linh hồn mình yêu Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thiên Chúa của các ngươi, và phụng sự Ngài…” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:13).
Câu trên có nghĩa là: Nếu các ngươi cẩn thận lắng nghe các điều răn của Thiên Chúa truyền lại cho các ngươi, rồi sẵn sàng hy sinh mạng sống mình trong sự quyết định yêu kính Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thiên Chúa của các ngươi và phụng sự Ngài…
“Ngươi sẽ yêu Chúa, Đức Chúa Trời của ngươi với hết thảy tấm lòng của ngươi, với hết thảy linh hồn của ngươi, với hết thảy tâm trí của ngươi, với hết thảy sức mạnh của ngươi. Đó là điều răn thứ nhất.” (Mác 12:30).
Câu trên là lời Đức Chúa Jesus Christ trích dẫn từ Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:13, có thêm hai từ ngữ: “hết tâm trí” và “hết thảy sức mạnh”. Câu phán của Chúa có nghĩa là: Ngươi hãy dành hết mọi tình cảm, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình, trong mọi nhận thức và suy tư của mình, bằng hết cả sức mạnh của thân thể mình mà yêu kính Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là Thiên Chúa của ngươi.
Vậy hôm nay chúng ta đã được học về đặc tính của linh hồn, và trong các loài thú cũng có linh hồn như chúng ta, chỉ có các loài cây cỏ, hoa lá thì không có linh hồn, chỉ có sự sống thôi. Riêng về loài vật thì linh hồn cũng có suy tư, có cảm xúc và cũng có quyết định, nhưng chúng bị giới hạn hơn chúng ta, thua kém chúng ta. Ở nhà bạn nào có nuôi con chó hoặc là chúng ta thấy một con chó của hàng xóm cạnh bên chúng ta, khi chủ đi vắng thì nó buồn, khi chủ về thì nó mừng, thấy người lạ thì nó sủa, cho nó ăn thì có món nó thích nó ăn ngay, nhưng có những món nó không thích, nó đứng nhìn rồi nó bỏ đi…nó cũng có những cảm xúc như loài người chúng ta, biết vui, biết buồn, nhưng các loài vật thì không biết giải một bài toán, không biết đi học, không biết chế tạo ra nhiều thứ khác…kể cả chúng không biết nói như chúng ta là cũng thấy nó thua kém loài người.
Qua bài học hôm nay chúng ta thấy được rằng Thiên Chúa rất yêu loài người và Chúa tạo nên linh hồn của loài người cao cấp hơn tất cả những loài thọ tạo. Chúa ban cho loài người sự thông minh và khôn sáng, ban cho loài người trí tuệ và ban cho loài người có cảm xúc, quyết định mỗi một việc nào đó.
Ghi chú:
Bài giảng thiếu nhi được tổng hợp từ bài giảng của người chăn Huynh Christian Timothy: