Giăng Báp-tít, Người Dọn Đường Cho Chúa (1)

Priscilla Trần

Bấm vào nối mạng dưới đây để nghe các mp3 bài giảng:
https://soundcloud.com/huynh-christian-timothy/sets/bai-giang-danh-cho-thieu-nhi

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống và in ra bài viết này:
https://od.lk/f/MV8xMzY2NDIwODVf

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống các mp3 bài giảng :
https://od.lk/fl/MV8xMDQ4Njg5Ml9qbWhPSA

Ê-li-sa-bét vợ ngươi, sẽ sinh một con trai, ngươi hãy đặt tên là Giăng. Con trai đó sẽ làm cho ngươi vui mừng hớn hở, và nhiều kẻ sẽ mừng rỡ về sự sinh người ra.” Lu-ca 1 -13b -14

Bài Giảng:

Cô thân ái mến chào các em thiếu nhi trong tình yêu thương của Đức Chúa Jesus Christ!

Các em yêu quý, các em đã cùng cô học 5 bài đầu tiên trong loạt bài về cuộc đời Đức Chúa Jesus Christ, là thời thơ ấu của Ngài, và tìm hiểu về đất nước Do-thái thời ấy. Hôm nay, chúng ta học sang bài thứ 6, tìm hiểu bài đầu tiên về này trở đi chúng ta sẽ học từng câu chuyện. Dựa trên phần chia sẻ cgười dọn đường cho Chúa, chuẩn bị cho chức vụ Ngài. Từ bài học nủa bác Tim mà trước đây bác có chia sẻ về “Cách học Thánh Kinh qua câu chuyện Năm Cái Bánh Và Hai Con Cá” [1] cô rút ngắn lại cách học cho phù hợp các em thiếu nhi hiện tại trong phòng nhóm của chúng ta, nên mỗi bài học có 5 phần:

PHẦN I: TỔNG HỢP CÂU CHUYỆN: tìm tất cả các chi tiết của câu chuyện có trong Thánh Kinh. Phần này cô sẽ tổng hợp lại, và từ nay cô sẽ đăng trước giờ nhóm thiếu nhi để các em vào trang web thiếu nhi www.thieunhi.timhieuthanhkinh.net cho thuận tiện theo dõi trong quá trình chúng ta tìm hiểu câu chuyện.

PHẦN II: CHÚ THÍCH: giải nghĩa từ khó và cung cấp một số dữ kiện lịch sử hoặc liên hệ các sách khác trong Thánh Kinh có liên quan, … để hiểu rõ hơn về câu chuyện.

PHẦN III: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Cô sẽ đặt nhiều câu hỏi giúp cho các em nhớ và hiểu rõ hơn về câu chuyện.

PHẦN IV: TÓM TẮT CÂU CHUYỆN: liệt kê các ý chính có trong câu chuyện.

PHẦN V: ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG: dựa và các chi tiết có trong câu chuyện để áp dụng vào đời sống theo Chúa của chúng ta.

Các em yêu quý,

Trước khi chúng ta làm bất cứ việc gì thì việc chuẩn bị cũng quan trọng. Ví dụ như các em đi học thì phải chuẩn bị bài trên lớp. Trước giờ nhóm thì các em chuẩn bị học câu gốc và tập hát thánh ca tôn vinh Chúa, tập kể chuyện, chuẩn bị máy tính có kết nói internet để vào phòng nhóm,… Các việc này cô thấy các em làm rất tốt. Cô có lời khen ngợi các bạn. Nguyện xin Chúa luôn gìn giữ phòng nhóm thiếu nhi của chúng ta, đặc biệt là đường truyền được thông suốt để buổi nhóm luôn được diễn ra một cách tốt đẹp.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ toàn năng, Ngài đã sai Giăng Báp-tít đến chuẩn bị cho một dân sẵn lòng để nhận sự cứu rỗi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài đầu tiên về người dọn đường cho Chúa, Giăng Báp-tít, các em nhé!

PHÀN I: CÂU CHUYỆN LỜI TIÊN TRI VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIĂNG BÁP-TÍT (LU-CA 1:5-25)

“Trong đời Hê-rốt, vua nước Giu-đê, có một thầy tế lễ, về ban A-bi-a, tên là Xa-cha-ri; vợ người là Ê-li-sa-bét, thuộc về chi phái A-rôn. Cả hai đều là công bình trước mặt Đức Chúa Trời, vâng giữ mọi điều răn và lễ nghi của Chúa một cách không chỗ trách được. Hai người không có con, vì Ê-li-sa-bét son sẻ, và cả hai đều cao tuổi. Xa-cha-ri cứ theo thứ tự trong ban mình mà làm chức tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời. Khi đã bắt thăm theo lệ các thầy cả lập ra rồi, thì người được gọi vào nơi thánh của Chúa để dâng hương.

Đang giờ dâng hương, cả đoàn dân đông đều ở ngoài cầu nguyện. Bấy giờ có một thiên sứ của Chúa hiện ra cùng Xa-cha-ri, đứng bên phải bàn thờ xông hương. Xa-cha-ri thấy thì bối rối sợ hãi. Nhưng thiên sứ nói với người rằng:

– Hỡi Xa-cha-ri, đừng sợ, vì lời khẩn xin ngươi đã được nhận rồi. Ê-li-sa-bét vợ ngươi, sẽ sinh một con trai, ngươi hãy đặt tên là Giăng. Con trai đó sẽ làm cho ngươi vui mừng hớn hở, và nhiều kẻ sẽ mừng rỡ về sự sinh người ra. Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa; không uống rượu hay là giống gì làm cho say, và sẽ được đầy dẫy thánh linh từ khi còn trong lòng mẹ. Người sẽ làm cho nhiều con trai I-sơ-ra-ên trở lại cùng Chúa, là Đức Chúa Trời của họ; chính người lại sẽ lấy thần trí và năng lực của Ê-li mà đi trước mặt Chúa, để đem lòng cha trở về con cái, kẻ loạn nghịch đến sự khôn ngoan của người công bình, để sửa soạn cho Chúa một dân sẵn lòng.

Xa-cha-ri thưa rằng:

– Bởi sao tôi biết được điều đó? Vì tôi đã già, vợ tôi đã cao tuổi rồi.

Thiên sứ trả lời rằng:

– Ta là Gáp-ri-ên, đứng trước mặt Đức Chúa Trời; Ngài đã sai ta đến truyền cho ngươi và báo tin mừng này. Này, ngươi sẽ câm, không nói được cho đến ngày nào các điều ấy xảy ra, vì ngươi không tin lời ta, là lời đến kỳ sẽ ứng nghiệm.

Bấy giờ, dân chúng đợi Xa-cha-ri, và lấy làm lạ, vì người ở lâu trong nơi thánh. Khi Xa-cha-ri ra, không nói với chúng được, thì họ mới hiểu rằng người đã thấy sự hiện thấy gì trong đền thánh; người ra dấu cho họ, mà vẫn còn câm. Khi những ngày về phần việc mình đã trọn, người trở về nhà. Khỏi ít lâu, vợ người là Ê-li-sa-bét chịu thai, ẩn mình đi trong năm tháng, mà nói rằng:

– Ấy là ơn Chúa đã làm cho tôi, khi Ngài đã đoái đến tôi, để cất sự xấu hổ tôi giữa mọi người.

PHẦN II: CHÚ THÍCH

  1. Thầy tế lễ: Các công việc của một thầy tế lễ là dâng của tế lễ trên bàn thờ, lau chùi, thắp đèn, và dọn tro của bàn thờ, chúc phước cho dân sự, …

    Trong 12 chi phái Y-sơ-ra-ên thì chi phái Lê-vi là chi phái phục vụ trong đền thờ. Như vậy, có rất nhiều thầy tế lễ nên được chia thành 24 ban như trong I Sử ký 24. Xa-cha-ri thuộc về ban A-bi-a , là ban thứ 8 trong 24 ban. Mỗi ban làm phận sự mình mỗi năm 2 tuần, thời gian còn lại trong năm thì các thầy tế lễ ra ngoài thành Giê-ru-sa-lem làm các công việc đời thường.

  2. Dâng hương: thầy tế lễ dâng hương trong đền thờ 2 lần một ngày. Việc chọn người dâng hương sẽ được ấn định bằng việc bắt thăm. Khi thầy tế lễ tự mình đi vào nơi thánh dâng hương trong đền thờ thì dân chúng chờ đợi bên ngoài, khẩn nguyện cho đến khi thầy tế lễ trở ra chúc phước cho mình rồi mới về nhà.

  3. Tiên tri Ê-li: là một tiên tri trong thời Cựu Ước được ghi chép trong sách I Các Vua, II Các Vua. Cuộc đời của ông có các sự kiện lớn là tiên tri về cơn hạn hán và cuộc chạy trốn 40 ngày đêm không ăn không uống, cuộc dấu tranh tại núi Cạt-mên, cuộc chạy trốn đến Hô-rếp, sự kiện Na-bốt, lời tiên tri về A-cha-xia, và về sau ông được Chúa cất lên trời mà không trải qua sự chết.

  4. Son sẻ = không có con. Đối với dân tộc Do-thái, không có con là một sự hổ thẹn. Trong Cựu Ước có một số người đàn bà son sẻ sau lại sinh được con là một dấu phước lớn cho dân tộc qua các đứa trẻ, là Y-sác, Ghi-đê-ôn, Sa-mu-ên.

    PHẦN III: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:

  1. Cha và mẹ của Giăng Báp-tít tên gì?

  2. Cha mẹ Giăng Báp-tít làm nghề gì và là người như thế nào?

  3. Có phải Ê-li-sa-bét phạm tội với Chúa nên bị son sẻ hay không? Vì sao?

  4. Xa-cha-ri vào trong đền thờ để làm gì?

  5. Ai là người báo tin về sự ra đời của Giăng Báp-tít cho Xa-cha-ri? Lúc đó, Xa-cha-ri đang làm gì?

  6. Thiên sứ hiện ra cho Xa-cha-ri ở phía nào của bàn thờ dâng hương?

  7. Xa-cha-ri cảm thấy như thế nào khi thấy thiên sứ hiện ra?

  8. Vì sao Xa-cha-ri bị câm?

  9. Tên Giăng có nghĩa gì và do ai đặt?

  10. Khi mang thai Giăng Báp-tít, mẹ của ông phải kiêng cữ điều gì?

  11. Giăng Báp-tít đã đến trước Chúa để làm gì?

  12. Chúa đã cất sự xấu hổ của Ê-li-sa-bét đi, sự xấu hổ đó là gì?

  13. * Trong câu chuyện có các nhân vật nào?

  14. * Như chúng ta biết, Chúa chọn sinh ra ở đất nước Do-thái, tức là Y-sơ-ra-ên. Vì sao mở đầu câu chuyện, ông Lu-ca viết là “Trong đời Hê-rốt, vua nước Giu-đê …” Vậy nước Giu-đê là nước nào?

    PHẦN IV: TÓM TẮT CÂU CHUYỆN:

  1. Hai ông bà Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét công bình trước mặt trước mặt Chúa, cả hai đều cao tuổi nhưng chưa có con.

  2. Trong thời gian Xa-cha-ri làm chức vụ thầy tế lễ, ông vào dâng hương trong đền thờ thì thiên sứ Gáp-ri-ên hiện ra báo tin vợ ông sẽ mang thai và sinh một trai đặt tên là Giăng.

  3. Chữ Giăng có nghĩa là “Đức Chúa Trời là nhân từ”. Vì Xa-cha-ri không tin lời Chúa nên ông bị câm cho đến khi con trẻ được sinh ra.

  4. Giăng Báp-tít không phải là Ê-li nhưng lấy thần trí và năng lực của Ê-li mà đi trước mặt Chúa, dọn cho Ngài một dân sẵn lòng.

  5. Ít lâu sau, Ê-li-sa-bét mang thai và nàng cảm tạ Chúa đã cất sự xấu hổ ra khỏi nàng.

PHẦN V: ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG:

  1. A-rôn theo thứ tự trong ban mà thi hành chức vụ mình.

    Trong gia đình các em có ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em. Vì dụ khi chào hỏi hay khi mời cả nhà ăn cơm thì các em cũng phải theo thứ tự người lớn tuổi trước, người nhỏ tuổi sau.

    Trong Hội Thánh, khi nhóm lại chúng ta cũng phải có thứ tự theo sự sắp xếp của người dẫn chương trình để cho buổi nhóm được thống nhất.

  2. Hai vợ chồng Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét đều công bình trước mặt Chúa, không chỗ trách được.
    Ngày xưa hai vợ chồng Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét được Chúa xưng công bình còn ngày nay ước gì mỗi một anh chị em trong Hội Thánh cũng được Chúa xưng “công bình không chỗ trách được” Muốn được như vậy, chúng ta phải hết lòng nương cậy vào sức toàn năng của Chúa để sống đẹp lòng Ngài bằng cách cầu nguyện tương giao hỏi ý Chúa rồi làm theo Lời Chúa dạy trước hết là dựa theo các điều răn của Đức Chúa Trời, của Đức Chúa Jesus Christ, và của Đức Thánh Linh. Thì có như vậy, càng ngày chúng ta càng được Đức Thánh Linh thánh hóa nên mới cho đến một ngày không chỗ trách được để lên gặp Chúa thì chúng ta có được phước hạnh gần bên Chúa đời đời.

  3. Cả hai vợ chồng đều cao tuổi nhưng chưa có con để làm nên công việc của Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng Lạ Lùng.

    Khi chúng ta thấy anh chị em của chúng ta có nan đề gì đó,vì dụ như bệnh tật chẳng hạn, … mà Chúa chưa giải quyết, chưa hẳn đó là vì sự phạm tội của anh chị em ấy. Mà có thể Ngài làm điều đó cho công việc của Ngài. Giống như sứ đồ Phao-lô có dằm xóc trong da thịt rất đau, ông cầu nguyện với Chúa xin Ngài cất đi nhưng Chúa không nhậm lời là để gìn giữ ông không kiêu ngạo, mà để cho ông khiêm nhường trong ân điển của Chúa.

    Chúa của chúng ta là Đấng Lạ Lùng vì hai ông bà đã cao tuổi mà vẫn có con. Chính vì vậy mà chúng ta hết lòng cầu nguyện dâng trình tất cả nan đề của chúng ta lên cho Chúa, không việc gì là khó đối với Chúa, và Ngài sẽ luôn giải quyết mọi chuyện cho chúng ta.

  4. Thầy tế lễ dâng hương trong đền thờ 2 lần mỗi ngày.

    Chúng ta cũng là thầy tễ lễ của Chúa, mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ chúng ta cũng phải dâng mình cho Chúa để Ngài gìn giữ chúng ta không phạm tội.

  5. Xa-cha-ri bị câm do không tin lời Chúa.

    Trong đời sống chúng ta theo Chúa, có nhiều lần chúng ta không cẩn thận không nghe theo tiếng phán dậy nhỏ nhẹ của Đức Thánh Linh mà nghe theo tiếng gọi của xác thịt, phạm tội với Chúa. Rồi chúng ta được phước vì Ngài sửa phạt chúng ta đúng lúc đó do chúng ta được Ngài gọi làm con, vì Chúa yêu chúng ta nên cho roi cho vọt.

    Cũng có nhiều lần Chúa ấn chứng cho chúng ta về những lời hứa của Ngài trong Thánh Kinh, để chúng ta luôn nhận biết được rằng Chúa vẫn luôn hiện diện giữa đời sống chúng ta; giống như Xa-cha-ri bị câm cho đến khi những điều thiên sứ báo trước cho ông biết được ứng nghiệm thì ông sẽ nói được.

  6. Ê-li-sa-bét ngợi tôn Chúa: “Ấy là ơn Chúa đã làm cho tôi, khi Ngài đã đoái đến tôi, để cất sự xấu hổ tôi giữa mọi người.”

    Cha chúng ta là Đấng giàu có, Ngài luôn ban cho chúng ta khi Ngài thấy chúng ta cần. Ê-li-sa-bét đã khẩn nguyện cầu xin Chúa ban cho mình một đứa con và cuối cùng Chúa đã đoái xem, Ngài ban cho ông bà thật rời rộng, chẳng những ban con mà còn ban cho một đứa con là một tiên tri của Chúa, được đầy dẫy thánh linh từ trong lòng mẹ. Trong lịch sử loài người có mấy ai được đầy dẫy thánh linh từ trong lòng mẹ như Giăng Báp-tít!

Priscilla Trần
04/06/2016