Giô-sép giải mộng

Thiếu Nhi Kể Chuyện
Trịnh Ngọc Anh Thi

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống các câu chuyện trong Thánh Kinh do thiếu nhi kể
https://www.opendrive.com/folders?MV8xMDc3NDEzOV8ySGp3aw

Trong trang OpenDrive, bấm vào Download để tải xuống toàn bộ các bài
hoặc bấm vào các ô vuông trước các bài muốn tải xuống, rồi bấm Download.

Câu chuyện:

Anh Thi thân ái mến chào các bạn! Các bạn biết không, dòng dõi Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp là tuyển dân của Chúa. Gia-cốp có mười hai người con trai nhưng ông yêu thương Giô-sép nhất. Các anh của Giô-sép ganh ghét và hãm hại chàng. Họ bán anh sang xứ Ê-díp-tô để làm nô lệ. Khi làm nô-lệ, anh bị vợ của chủ để ý, bị vu oan nên phải vào tù. Trong tù, Giô-sép được ơn của Chúa, anh giải mộng cho quan tửu chánh và quan thượng viện, sau còn giải mộng cho vua Pha-ra-ôn nữa. Giấc mộng đó là gì? Làm sao Giô-sép có thể giải mộng được? Số phận của chàng sẽ ra sao? Bây giờ, các bạn cùng nhau lắng nghe câu chuyện mà Anh Thi kể ngày hôm nay nha! Câu chuyện mang tựa đề Giô-sép giải mộng.

Quan tửu chánh và quan thượng viện làm phật ý vua nên phải vào tù. Trong tù, hai quan được Giô-sép hầu việc. Một buổi sáng nọ, Giô-sép thấy sắc mặt hai quan buồn rầu, nên hỏi rằng:

“Ngày nay sao sắc mặt hai quan âu sầu vậy?”

Họ đáp rằng:

“Chúng tôi có một điềm chiêm bao mà không ai giải đáp giúp”

Giô-sép nói:

“Sự bàn chiêm bao há chẳng do nơi Đức Chúa Trời ư? Xin hãy thuật lại điềm chiêm bao cho tôi nghe đi.”  

Quan tửu chánh nói:

“Trong chiêm bao tôi thấy một gốc nho ở trước mặt tôi, gốc nho đó có ba nhành. Dường như thấy nhành nảy chồi, trổ bông, chùm có trái chín thì phải. Tôi đang cầm trên tay cái chén của Pha-ra-ôn, tôi hái nho đó, ép nước nho vào, rồi dâng tửu bôi vào tay vua.” 

Giô-sép nói ý nghĩa đó là như thế này:

“Ba nhành nho tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, vua sẽ tha quan ra khỏi ngục, phục chức lại cho quan. Nhưng khi quan hưởng lộc rồi, hãy tâu vua về nỗi của tôi mà đem tôi ra khỏi ngục.” 

Quan thượng viện cũng nói về giấc mộng của mình:

“Trong chiêm bao, tôi đội ba giỏ bánh trắng trên đầu; trong giỏ cao hơn hết có đủ món vật thực của thợ làm bánh hấp cho Pha-ra-ôn; chim đáp vào giỏ trên đầu tôi ăn các món đó”

Giô-sép đáp rằng:

“Ba giỏ tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, vua sẽ xử trảm quan, sai đem treo trên cây cho chim chóc ăn thịt quan vậy.”

Ba ngày sau, mọi việc xảy ra đúng như Giô-sép giải mộng.

Hai năm sau, vua Pha-ra-ôn nằm mơ thấy hai điềm chiêm bao mà không ai giải được. Lần thứ nhất, vua thấy mình đứng bên bờ sông, có bảy con bò mập và bảy con bò gầy. Bảy con bò gầy ăn thịt bảy con bò mập. Lần thứ hai, vua thấy bảy dé lúc chắc, mọc chung trên một cọng, và bảy dé lúa lép bị gió đông thổi. Bảy dé lúa lép nuốt bảy dé lúa chắc.

Quan tửu chánh nhớ đến Giô-sép, bèn tâu với vua về việc giải mộng khi xưa. Nghe xong, vua truyền lệnh cho Giô-sép vào cung. Vua hỏi: 

“Trẫm nghe nói người ta thuật lại điềm chiêm bao thì ngươi giải được.”

Giô-sép tâu cùng vua rằng:

“Ấy chẳng phải tôi, bèn là Đức Chúa Trời ban bình an đáp cho bệ hạ”

Vua kể cho Giô-sép về hai giấc chiêm bao. Giô-sép được ơn của Chúa giải mộng mà rằng: 

“Hai điềm chiêm bao của vua có cùng một ý nghĩa mà thôi. Đức Chúa Trời mách trước cho vua biết những việc Ngài sẽ làm. Bảy con bò mập và bảy dé lúa chắc tức là bảy năm dư dật. Còn bảy con bò gầy và bảy dé láu kém tức là bảy năm đói kém. Dân Ê-díp-tô sẽ có bảy năm dư dật và bảy năm đói kém liền sau. Như vậy, bây giờ vua hãy thu gom lương thực bảy năm dư dật để phần cho bảy năm đói kém.”

Vua Pha-ra-ôn thấy Giô-sép thông minh và tài năng nên ban cho chàng làm quan cai trị cả xứ Ê-díp-tô. 

Các bạn biết không? Giô-sép là người được ơn của Thiên Chúa, ông giải được giấc mộng của quan tửu chánh, quan thượng viện, và vua Pha-ra-ôn nữa. Chẳng phải là ông giỏi tự giải mộng được đâu, mà là nhờ ơn của Đức Chúa Trời bày tỏ cho ông đó. Chúng ta là con dân của Chúa, nên khi, chúng ta được ơn của Chúa làm được điều gi thì chúng ta phải cảm tạ Chúa, dâng vinh hiển lên cho Ngài chứ không được kiêu ngạo. Anh Thi xin cám ơn Hội Thánh và các bạn đã lắng nghe Anh Thi kể chuyện.

(Sáng Thế Ký 40/ 41: 1-41)