Grace Nguyễn
Priscila Trần
-
Tết Trung Thu là gì?
Thế gian gọi Tết Trung Thu là Tết Trông Trăng hay Tết Đoàn Viên diễn ra vào rằm tháng 8 Âm Lịch hằng năm. Một số quốc gia Đông Á như Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, … đã tổ chức lễ hội ngoại giáo này. Cũng chưa có ai biết chắc chắn lễ hội này bắt nguồn từ đâu nhưng ở Việt Nam nó được biết đến với truyền thuyết “Chú Cuội Chị Hằng” mà người ta đã truyền tai nhau. Khi chúng ta chưa biết lẽ thật của Lời Chúa thì chúng ta cũng giống như mọi người trong thế gian, đặc biệt là các em nhỏ rất trông đợi Tết Trung Thu để được rước đèn đi chơi, được phát quà bánh, và chơi trò chơi, …
-
Vậy người ta thường làm gì vào Tết Trung Thu? Những điều đó có đúng với Lời Chúa hay không?
-
Chơi lồng đèn trung thu: thế gian chào đón trung thu với các hình tượng mà Chúa gớm ghét như hình tượng người (hình tượng các hình ảnh trong phim hoạt hình), các loài thú vật (con bướm, con heo, con cá, con ngựa, …)
-
Lúa lân, múa rồng, sư tử: đó là những hoạt động tôn vinh ma quỷ.
-
Rước đèn trung thu: theo phong tục ngoại giáo, người ta thường tổ chức cho các em nhỏ trong thôn xóm hay trường học, làm lồng đèn thi thố với nhau rồi cùng nhau cầm lồng đèn đi quanh xóm, hay trường học,… khi đi có trống kèn, vừa đi vừa hô khẩu hiệu hay hát các bài hát trung thu, …để vui mừng chào đón ngày mặt trăng tròn mà không biết rằng mặt trăng tròn hay bất cứ những điều kì diệu của thiên nhiên đều do Thiên Chúa sáng tạo, lẽ ra chúng ta phải tôn vinh Chúa, là Đấng tạo dựng chúng.
-
Ăn bánh trung thu: ngày nay thế gian tìm kiếm lợi nhuận trong dịp lễ ngoại giáo này qua việc kinh doanh làm bánh trung thu theo hình mặt trăng tròn và các hình các thú vật …
-
Ngắm trăng: không phải chỉ riêng rằm tháng 8 mà mỗi tháng Thiên Chúa đều cho chúng ta cơ hội ngắm trăng rằm.
-
Con dân Chúa có nên tham dự Tết Trung Thu theo tập tục của ngoại giáo hay không?
Chắc chắn là khi hiểu biết lẽ thật của Lời Chúa rồi thì chúng ta chẳng ai muốn tham dự vào các tập tục lễ hội theo thế gian nữa. Nhưng khi còn ở thế gian chúng ta phải làm gì khi đối diện với những tình huống sau đây:
Tình huống 1: Khi chúng ta được người khác tặng quà, bánh trung thu, chúng ta có nên nhận hay không, có nên ăn bánh trung thu hay không?
- Bản thân một cái bánh, nếu đó không phải là hình tượng thì không có gì là tội lỗi, và khi chúng ta ăn một cái bánh trung thu không phải là hình tượng vào ngày bình thương sẽ không là phạm tội nhưng nếu đó là ngày trung thu sẽ có thể làm cho các anh chị em khác tưởng rằng chúng ta tham dự trung thu thì chúng ta đã gây vấp phạm cho anh chị em đó, chúng đã phạm tội vì làm cho anh chị em mình hiểu lầm.
-
Chúng ta nên thẳng thắn từ chối và nói lí do để tôn vinh Chúa của mình mà không muốn tôn vinh tà thần.
-
Chúng ta có thể bị bắt bớ nhưng đó là cái giá phải trả khi chúng ta đi theo Chúa, rồi phần thưởng của chúng ta trên thiên đàng sẽ lớn bội phần hơn.
Tình huống 2: Nhà trường tổ chức trung thu cho các bạn học sinh tham dự, và khuyến khích học sinh tham dự cho vui, mình có nên tham dự không?
-
Tất nhiên chúng ta không nên tham dự, vậy chúng ta từ chối như thế nào?
-
Chúng ta có thể thẳng thắn nói với cô giáo. Chúng ta không nói dối, nếu chúng ta không dám nói thì chúng ta chỉ nói “Mình không dám tham gia” nhưng không nói rõ lí do.
-
Chúng ta có thể nói với bố mẹ để bố mẹ nói với cô giáo
Tình huống 3: Gia đình vui trung thu ở nhà riêng, không cúng, không múa rồng, múa lân, múa sư tử, không chơi đồ chơi hình tượng, chỉ ăn bánh trung thu không có hình tượng thì có nên hay không?
Việc đó là không nên vì nếu đó đã là tập tục của ngoại giáo thì vì sao chúng ta lại tổ chức, tham dự, dù là tổ chức hay tham dự theo cách của riêng mình? Chúng ta có rất nhiều cơ hội sum họp với gia đình vào nhiều dịp trong năm, nhất là Ngày Sa bát chúng ta không đi làm, chúng ta có thể nhóm họp vui chơi cùng nhau, thờ phượng, tôn vinh Chúa, … không nhất thiết phải vào các dịp lễ của thế gian.
17/09/2016
Grace Nguyễn
Priscilla Trần