Ô-sê 04:06-07

467 views

 

Ô-sê 04:06-07

6 Dân Ta bị diệt vì cớ thiếu sự tri thức. Bởi ngươi bỏ sự tri thức {thì} Ta cũng sẽ bỏ ngươi, để {ngươi} không làm thầy tế lễ {cho Ta nữa}; {bởi} ngươi đã quên luật pháp {của} Thiên Chúa mình, {thì} Ta cũng sẽ quên con cái ngươi.
7 Chúng nó thêm nhiều {bao nhiêu}, thì chúng nó phạm tội {nghịch lại Ta bấy nhiêu}. Ta sẽ đổi sự vinh quang của chúng nó ra sự sỉ nhục.

“Dân Ta” (H5971) là một sở hữu danh từ danh từ, dùng với ngôi thứ nhất, số ít, có nghĩa: Dân Ta; dân của ta; dân tộc của tôi.

“Bị diệt” (H1820) là một động từ, có nghĩa: Bị diệt; bị chặt bỏ.

“Vì cớ” (H4480) là một giới từ, có nghĩa: Vì cớ; bởi; với; từ; tại; nơi; vì; cho dù; hơn; hơn là; để không; mà; ấy…

“Thiếu” (H1097) là một trạng từ, có nghĩa: Thiếu; thiếu hụt; thiếu sót.

“Sự tri thức” (H1847) là một danh từ, có nghĩa: Tri thức; sự hiểu biết tự nhiên (đến từ Thiên Chúa), không do học tập (học thức), không do kinh nghiệm (kiến thức), không do suy luận (trí thức).

“Bởi” (H3588) là một liên từ, có nghĩa: Bởi; vậy; thế; vì; nếu; phải; ngoại trừ; chắc chắn; mặc dù; tuy nhiên; nhưng; hơn là; rằng; khi (dùng với thời gian).

“Ngươi” (H859) là một nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhì, số ít, có nghĩa: Ngươi.

“Bỏ” (H3988) là một động từ, có nghĩa: Bỏ; xem thường; từ chối; khước từ.

“Ta cũng sẽ bỏ ngươi” (H3988) là động từ thời tương lai dùng với ngôi thứ nhất, số ít, có liên từ “cũng” đứng trước, có nghĩa: Ta cũng sẽ bỏ ngươi.

“Để không” (H4480) là một giới từ, có nghĩa: Vì cớ; bởi; với; từ; tại; nơi; vì; cho dù; hơn; hơn là; để không; mà; ấy…

“Làm thầy tế lễ” (H3547) là một động từ, có nghĩa: Làm thầy tế lễ.

“Ngươi đã quên” (H7911) là một động từ dùng với ngôi thứ nhì, số ít, có nghĩa: Ngươi đã quên.

“Luật pháp” (H8451) là một danh từ, có nghĩa: Luật; luật pháp; luật pháp của Thiên Chúa; sách luật pháp do Môi-se ghi chép.

“Thiên Chúa mình” (H430) là một sở hữu danh từ, dùng với ngôi thứ nhì, số ít, có nghĩa: Thiên Chúa của ngươi. Xem thêm “Thiên Chúa”.

“Thiên Chúa” (H430) là danh từ số nhiều chỉ một Thiên Chúa thể hiện trong ba thân vị, tức Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi chỉ về các thần linh thì có nghĩa là: Những thần linh. Khi chỉ về quyền cai trị thì có nghĩa là: Những nhà cai trị; những bậc cầm quyền.

“Ta” (H589) là một nhân xưng đại danh từ, ngôi thứ nhất, số ít, có nghĩa: Ta; tôi.

“Cũng sẽ” (H1571) là một trạng từ, có nghĩa: Cũng; cũng sẽ; cũng vậy.

“Quên” (H7911) là một động từ, có nghĩa: Quên; không nhớ; bỏ qua.

“Con cái ngươi” (H1121) là một sở hữu danh từ ngôi thứ nhì, số ít, có nghĩa: Con cái của ngươi; con cháu của ngươi; dòng dõi của ngươi.

“Chúng nó thêm nhiều” (H7231) là một động từ dùng với ngôi thứ ba, số nhiều, có nghĩa: Chúng nó thêm nhiều; chúng nó gia tăng; họ thêm nhiều; họ gia tăng.

“Thì” (H3651) là một trạng từ, có nghĩa: Như vậy; vậy nên; thế nên; vì thế; vì vậy; cũng vậy; cũng thế; thì…

“Chúng nó phạm tội” (H2398) là một động từ, dùng với ngôi thứ ba, số nhiều, có nghĩa: Chúng nó phạm tội; họ phạm tội.

“Ta sẽ đổi” (H4171) là một động từ thời tương lai, dùng với ngôi thứ nhất, số ít, có nghĩa: Ta sẽ đổi; tôi sẽ đổi.

“Sự vinh quang của chúng” (H3519) là một sở hữu danh từ dùng với ngôi thứ ba, số nhiều, có nghĩa: Sự vinh quang của chúng; sự vinh quang của họ; sự đáng tôn kính của chúng; sự đáng tôn kính của họ.

“Ra sự sỉ nhục” (H7036) là một danh từ, có nghĩa: Sự sỉ nhục; sự xấu hổ; sự hổ thẹn; có giới từ “ra” đứng trước.

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
28/11/2018