Ma-thi-ơ 10:34-39

696 views

 

Ma-thi-ơ 10:34-39

34 Đừng tưởng rằng, Ta đến {để} ban sự bình an trên đất. Ta đến, không phải ban sự bình an mà là gươm.
35 Vì Ta đến {để} phân rẽ: Con trai nghịch lại cha mình, con gái nghịch lại mẹ mình, con dâu nghịch lại mẹ chồng mình;
36 và những kẻ thù nghịch của một người {sẽ là} những người nhà của mình.
37 Ai yêu cha hay mẹ hơn Ta thì không đáng cho Ta. Ai yêu con trai hay con gái hơn Ta thì không đáng cho Ta.
38 Ai không vác thập tự giá của mình mà theo sau Ta, thì không đáng cho Ta.
39 Ai tìm sự sống của mình sẽ mất nó. Ai vì cớ Ta mất sự sống của mình sẽ tìm được nó.

“Đừng” (G3361) là một phân từ, có nghĩa: Đừng; chớ; không; đừng nên; chớ nên; không nên.

“Tưởng” (G3543) là một động từ thời bất định, dùng cho ngôi thứ nhì, số nhiều, có nghĩa: Các ngươi tưởng; các ngươi cho rằng.

“Rằng” (G3754) là một liên từ, có nghĩa: Vì; bởi vì; rằng; như vậy; như thế.

“Ta đến” (G2064) là một động từ, dùng với ngôi thứ nhất, số ít, có nghĩa: Ta (tôi) đến.

“Ban” (G906) là một động từ thời bất định dùng với ngôi thứ nhất, số ít, có nghĩa: Ta (tôi) ném; Ta (tôi) quăng; Ta (tôi) rải ra; Ta (tôi) ban phát.

“Sự bình an” (G1515) là một danh từ, dùng làm túc từ trực tiếp, có nghĩa: Sự bình an; sự an ninh; sự an toàn và thịnh vượng; sự thanh bình.

“Trên” (G1909) là một giới từ, có nghĩa: Trên, phía trên, bên trên, ở trên; tại; bên cạnh; đối diện; ngang…

“Đất” (G1093) là một danh từ có nghĩa: Đất; mặt đất; vùng đất; mảnh đất; trái đất; địa cầu…

“Không phải” (G3756) là một phân từ, có nghĩa: Không (chẳng); cũng không (chẳng); không (chẳng) phải.

“Mà là” (G235) là một liên từ, có nghĩa: Nhưng; nhưng mà; mà; mà là; tuy nhiên; dù sao; tốt hơn; ngoại trừ…

“Gươm” (G3162) là một danh từ, có nghĩa: Gươm; kiếm; dao lớn.

“Vì” (G1063) là một liên từ, nói lên lý do, nguyên nhân.

“Phân rẽ” (G1369) là một động từ thời bất định, có nghĩa: Đã phân ra làm hai; đã chia cắt thành hai phần.

“Con trai” (G444) là một danh từ số ít, có nghĩa: Loài người; một người; người nam; con trai. Nghĩa bóng: Phần thuộc thể của loài người (thân thể máu thịt); bản tính xác thịt đã bị nhiễm tội của loài người.

“Nghịch lại” (G2596) là một giới từ, có nghĩa: Theo; theo như; nghịch lại; đối nghịch.

“Cha” (G3962) là một danh từ, có nghĩa: Cha; ba; bố.

“Mình” (G846) là một sở hữu nhân xưng đại danh từ, dùng với ngôi thứ ba, số ít, có nghĩa: Của người ấy.

“Con gái” (G2364) là một danh từ số ít, có nghĩa: Con gái; người nữ. Khi đi kèm theo tên của một địa phương thì có nghĩa là công dân của địa phương ấy. Thí dụ: Những con gái của Giê-ru-sa-lem có nghĩa là: Dân chúng thành Giê-ru-sa-lem.

“Mẹ” (G3384) là một danh từ số ít, có nghĩa: Mẹ; má.

“Con dâu” (G3565) là một danh từ số ít, có nghĩa: Con dâu; cô dâu; người vợ mới cưới; thiếu nữ.

“Mẹ chồng” (G3994) là một danh từ số ít, có nghĩa: Mẹ (má) chồng; mẹ (má) vợ.

“Và” (G2532) là một liên từ, có nghĩa: Và; cũng; thì; mà; nhưng… hoặc được dùng như một dấu phẩy, để ngắt câu.

“Những kẻ thù nghịch” (G2190) là một tính từ số nhiều, có nghĩa: Những kẻ thù nghịch.

“Những người nhà” (G3615) là một danh từ số nhiều, có nghĩa: Những người ở chung nhà và dưới quyền của chủ nhà.

“Của mình” (G846) là một sở hữu nhân xưng đại danh từ, dùng với ngôi thứ ba, số ít, có nghĩa: Của người ấy.

“Ai yêu” (G5368) là một động từ thời hiện tại, có mạo từ xác định đứng trước làm thành danh từ, có nghĩa: Ai yêu.

“Hay” (G2228) là một phân từ, có nghĩa: Hay; hoặc; hơn.

“Hơn” (G5228) là một giới từ, có nghĩa: Hơn; vượt qua; trên; cho; thay vì.

“Ta” (G1473) là một nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất, số ít, dùng làm túc từ trực tiếp, có nghĩa: Ta (tôi).

“Thì” (G2076) là một động từ dành cho ngôi thứ ba số ít, có nghĩa: Là; thì; được; ở.

“Không” (G3756) là một phân từ, có nghĩa: Không (chẳng); cũng không (chẳng); không (chẳng) phải.

“Đáng” (G514) là một tính từ, có nghĩa: Xứng đáng; thích hợp; có giá trị.

“Cho Ta” (G1473) là một sở hữu nhân xưng đại danh từ, dùng cho ngôi thứ nhất, số ít, có nghĩa: Thuộc về Ta (tôi); Cho Ta (tôi).

“Ai” (G3739) là một đại danh từ số ít, có nghĩa: Đấng mà; người mà; cái mà; vật mà; việc mà; điều mà; lời mà…

“Vác” (G2983) là một động từ thời hiện tại, dùng với ngôi thứ ba, số ít, có nghĩa: Lấy; mang; vác; lấy và mang đi.

“Thập tự giá” (G4716) là một danh từ số ít, dùng làm túc từ trực tiếp. Nghĩa đen: Thập tự giá; mộc hình. Nghĩa bóng: Sự đau khổ, tủi nhục, chết chóc bất công.

“Mà” (G2532) là một liên từ, có nghĩa: Và; cũng; thì; mà; nhưng… hoặc được dùng như một dấu phẩy, để ngắt câu.

“Theo” (G190) là một động từ thời hiện tại, dùng với ngôi thứ ba, số ít, có nghĩa: Theo; đi theo; về phe; làm học trò.

“Sau” (G3694) là một trạng từ, có nghĩa: Sau; phía sau; sau đó (khi chỉ về thời gian).

“Cũng chẳng” (G3756) là một phân từ, có nghĩa: Không (chẳng); cũng không (chẳng); không (chẳng) phải.

“Ai tìm” (G2147) là một động từ thời bất định, dùng với cách giả định, có mạo từ xác định đứng trước, có nghĩa: Nếu như ai (người nào) tìm kiếm.

“Sự sống” (G5590) là một danh từ, số ít, có nghĩa: Sự sống; mạng sống; linh hồn; hơi thở.

“Sẽ mất” (G622) là một động từ thời tương lai, dùng với ngôi thứ ba, số ít, có nghĩa: Người ấy sẽ mất; Người ấy sẽ làm hư mất; Người ấy sẽ hủy diệt; Người ấy sẽ giết.

“Nó” (G846) là một nhân xưng đại danh từ số ít, dùng làm túc từ trực tiếp, có nghĩa: Nó.

“Ai mất” (G622) là một động từ thời bất định, dùng với cách giả định, có mạo từ xác định đứng trước, có nghĩa: Nếu như ai (người nào) mất; Nếu như ai (người nào) làm hư mất; Nếu như ai (người nào) hủy diệt; Nếu như ai (người nào) giết.

“Vì cớ” (G1752) là một giới từ, có nghĩa: Vì cớ.

“Sẽ tìm được” (G2147) là một động từ thời tương lai, dùng với ngôi thứ ba, số ít, có nghĩa: Người ấy sẽ tìm gặp; người ấy sẽ tìm được.

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
04/12/2018