Hỏi:
Tuổi thiếu niên chúng con cần làm gì để có thể học tập và rèn luyện đức tính khiêm nhu và khiêm nhường như Đức Chúa Jesus Christ, khi mà trong xã hội hiện nay có nhiều người kiêu ngạo, tự hào và đề cao cái tôi bản thân ạ?
Đáp:
Trước hết. Các con phải ý thức rằng, các con là ai. Khi các con ý thức được mình là một cơ đốc nhân, là con cái của Đức Chúa Trời thì các con phải học và áp dụng Lời Chúa về sự khiêm nhu.
Kiêu ngạo là xem mình hơn người khác, muốn người khác tôn cao mình, muốn người khác thán phục mình, tìm đủ mọi cách để được tiếng khen và sự vinh quang, cho rằng mình hay, mình giỏi hơn người. Thánh kinh nhiều chỗ cho chúng ta biết, Thiên Chúa ghét kẻ kêu ngạo.
“Kẻ kiêu ngạo chẳng đứng nổi trước mặt Ngài; Ngài ghét hết thảy những kẻ làm ác”. (Thi Thiên 5:5).
“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ diệt hết thảy các môi dua nịnh, và lưỡi hay nói cách kiêu ngạo” (Thi Thiên 12:3).
Khiêm nhường là ngược lại.
Vậy nên, ở độ tuổi thiếu niên hay bất cứ độ tuổi nào cũng phải khiêm nhường.
Các con chỉ cần chăm chỉ học hành, làm tròn bổn phận con cái, khi được khen thì dâng sự vinh quang lên Thiên Chúa, hãy luôn nhớ rằng nếu không có ân điển của Chúa thì chúng ta chỉ là những tội nhân đáng chết.
Nhiều người ngoài xã hội kêu ngạo, tự đề cao bản thân, thì chúng ta là con dân Chúa, chúng ta nhận thấy đều đó là sai trái thì chúng ta làm ngược lại.
Ví dụ: Một bạn trong lớp luôn thể hiện mình học giỏi và xinh đẹp, gây sự chú ý cho người khác, hay nói những lời cao xa tự hào. Thì em là con dân Chúa em thấy bạn như vậy thì em làm ngược lại. Thực lực học tập của em chỉ cần thầy cô biết là đủ, chỉ cần em đạt điểm lên lớp, nếu có học giỏi thì cũng ko phô trương hay khoe khoang. Cũng không quá chăm chú vẻ bề ngoài để gây sự chú ý. Nói tóm lại, cứ chăm học, giúp đỡ những bạn khó khăn, khi được ai khen thì cám ơn và cảm tạ Chúa. Nếu con nói một lời. Điều đó là Chúa ban cho tôi. Thì lời đó vừa khiêm nhu vừa làm sáng danh Chúa.
Chính Đức Chúa Jesus còn khiêm nhu thì chúng ta là ai mà chúng ta kêu ngạo? Các con không tìm kiếm tiếng khen cho mình, mà hãy để sự khen đó đến cách tự nhiên qua nếp sống của các con, khi được khen thì dâng lời cảm tạ Chúa và dâng lên Chúa. Luôn xem người khác là tôn trọng hơn mình, hạ mình lắng nghe những lời dạy dỗ, góp ý đúng và không tự ái không đúng.
Hỏi:
Vì sao người mù, què, xẹp mũi, tứ chi không đều, người gãy chân, gãy tay, người có bướu hay là gầy ốm, có vảy cá mắt hay là có ghẻ chốc, có lác hay là có hòn nang bị dập là biểu hiện của tội lỗi vậy ạ? Nếu như chúng ta có điều kể trên thì có phải là mình đang không nên thánh hay là ô uế trước mặt Chúa không ạ?
Đáp:
Trước tiên, ta nên hiểu tội lỗi là gì.
Tội lỗi là những điều vi phạm điều răn và luật pháp của Chúa. Do đó khi một người vi phạm điều răn và luật pháp của Chúa dù cố ý hay vô ý do thiếu hiểu biết thì sẽ nhận hậu quả của việc mình làm ra. Nói như vậy thì những người mới sinh ra bị những điều kể trên khi họ không vi phạm điều răn của Chúa thì hiểu như thế nào? Chúng ta nên hiểu là do hậu quả tội lỗi di truyền từ tổ phụ A-đam và Ê-va
“Vì như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian và sự chết {đến} bởi tội lỗi, thì cũng vậy sự chết đã trải qua trên mỗi người, vì mỗi người đều đã phạm tội.” (Rô-ma 5:12).
Ngày nay, khi một người thật lòng ăn năn tội thì Chúa sẽ tha thứ cũng như thánh hóa tấm lòng người đó để được làm thánh đồ của Chúa dù thân thể có những tật bệnh. Nếu như khi đã là con dân của Chúa mà có những điều kể trên thì chúng ta nên đến với Chúa xin Chúa bày tỏ xem mình có đang phạm tội hay không để kịp ăn năn tội.
Hỏi:
Mẹ bạn A đã mất từ lâu, còn cha của bạn thì không theo Chúa nên mỗi năm cha của A đều tổ chức giỗ và đến mộ vợ tặng hoa, cúng kiến. A biết bản thân không nên làm giống cha, tuy nhiên bạn lại đi cùng cha đến thăm mộ của mẹ, nhìn cha cúng. Bạn cho rằng mình chỉ thăm mộ mẹ, giúp cha dọn dẹp sạch phần mộ mà không cúng kiến, tặng hoa là được. Vậy thì hành động của bạn là đúng hay sai?
Đáp:
Hành động này là sai. Bạn A đã dự phần vào việc giỗ của mẹ như lời Chúa có chép:
“Các anh chị em chớ trở nên mang ách chung {với} những kẻ chẳng tin. Vì sự công chính và sự bội nghịch {có} sự tương giao gì? Sự sáng với sự tối {có} sự thông công gì?” (II Cô-rinh-tô 6:14).
Bạn A có thể dọn cỏ, làm sạch mộ vào một ngày khác không phải ngày giỗ. Mộ chỉ cần làm sạch sẽ, nhổ cỏ là được không cần phải trang trí, xây cất hay làm cho đẹp tốn kém.
Hỏi:
Những người đã dứt thông công với Hội Thánh nhưng sau đó ăn năn tội, quay lại với Hội Thánh thì có cần phải thực hiện phép báp-tem thêm lần nữa hay không?
Đáp:
Phép báp-tem chỉ cần thực hiện một lần khi một người thật lòng ăn năn tội. Đã là con dân Chúa rồi mà bị dứt thông công khi thật lòng ăn năn tội quay về cùng Hội Thánh thì không cần làm phép báp-tem lại.
“Nếu chúng ta xưng nhận những tội lỗi của mình, thì Ngài là thành tín công chính để tha thứ cho chúng ta những tội lỗi của chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều không công chính.”(I Giăng 1:9).
Hỏi:
Câu hỏi tình huống: Bạn A sau khi đọc câu Thánh Kinh Lê-vi ký 21:4 thì nghĩ rằng: Câu Thánh Kinh trên được viết ra để khuyên dạy những bậc đứng đầu trong dân sự mình, thì liệu mình có phải làm theo không, vì mình chỉ là một người bình thường không có quyền chức.” Theo bạn, bạn A có phải làm theo những gì được viết trong đoạn Thánh Kinh trên: – Luật về thầy tế lễ và tang chế họ – Sự hôn nhân của thầy tế lễ – Người có tật bệnh không được làm thầy tế lễ, hay không? Vì sao?
Đáp:
Lê vi Ký 21:4 lời khuyên dạy, quy luật về các bật đứng đầu, cho những thầy tế lễ.
Nếu bạn A là một con dân Chúa thì bạn cũng phải làm theo. Vì mỗi con dân Chúa ngày nay là mỗi một thầy tế lễ. (I Phi-e-rơ 2:19) cho chúng ta biết điều đó. Tuy bạn A không nắm giữ các chức vụ đứng đầu nhưng bạn A phải cai quản chính mình. Và về sau được đồng trị với Đức Chúa Jesus Christ. Vậy nên đã là thầy tế lễ thì phải nên thánh và biệt riêng ra thánh.
Vì thế bạn A phải làm theo các luật lệ của thầy tế lễ. Trong tan chế, trong hôn nhân, nếu phần xác thịt của bạn A bị các khuyết điểm liệt kê ở trên thì bạn vẫn được làm thầy tế lễ, nhưng nếu về mặt thuộc linh bạn A mang những tật bệnh thì không được làm thầy tế lễ. Bởi vì tật bệnh trong thuộc linh là phạm tội, sống trong tội, phạm tội không ăn năn hoặc đời sống hâm hẩm thì làm sao có thể làm thầy tế lễ cho Thiên Chúa.
Hỏi:
Câu thắc mắc: Đoạn Thánh Kinh Lê-vi Ký 21 được Thiên Chúa phán ra để dạy bảo và nhắc nhở những thầy tế lễ ở thời Cựu Ước. Vậy trong thời kỳ chúng ta đang sống – thời Tân Ước, thì câu Thánh Kinh trên được dành để dạy dỗ ai?
Đáp:
Trong I Phi-e-rơ 2:9
“Nhưng các anh chị em là dòng dõi được lựa chọn, là chức thầy tế lễ của nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Ngài, để cho các anh chị em rao giảng sự trọn lành của Đấng đã gọi các anh chị em ra khỏi sự tối tăm, vào trong sự sáng láng lạ lùng của Ngài.”
Thì chúng ta ngày nay vẫn phải vâng giữ Lời Chúa trong Lê-vi Ký 21.