Hỏi:
Qua các nghi lễ để biệt riêng người Lê-vi ra thánh, xứng đáng được làm việc nhà Chúa, bạn có liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện nay?
Lời Đáp của Một Thiếu Niên:
Qua các nghi lễ để biệt riêng người Lê-vi ra thánh, chúng ta học được bài học: sự biệt riêng mình ra cho Chúa đó là xuất phát từ tấm lòng dứt khoát từ bỏ tội lỗi, tránh xa tội để có nếp sống thánh khiết như Lời Chúa, trở nên có những đức tính giống như Thiên Chúa. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận biết những công việc Chúa muốn mình làm, cụ thể hơn bổn phận của một thiếu niên tin kính Chúa và sau đó chúng ta sốt sắng trong sự việc hầu việc Chúa, trổ nhiều bông trái thánh linh cho nhà Ngài.
Lời Đáp của Một Thiếu Niên:
Dạ từ các nghi lễ đó thì con hiểu rằng đầu tiên trước khi bắt tay vào làm công việc nhà Chúa, thờ phượng Chúa thì phải ăn năn tội, giữ cho mình thánh sạch và gớm ghét tội. Khi thờ phượng Chúa thì chúng ta thờ phượng theo ý muốn Chúa chứ không phải ý riêng chúng ta. Vì đời sống của chúng ta cũng là để tôn vinh Chúa nên những việc nhỏ nhặt chúng ta làm cần đúng theo thánh ý của Chúa ạ, giống như làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và bổn phận học sinh ở trường.
Hỏi:
Trong tiệc cưới tại Ca-na bà Ma-ri là một khách mời, nhưng việc làm của bà như một người coi tiệc – người chủ tiệc. Áp dụng vào Hội Thánh ngày nay, bạn có học được gì ở bà Ma-ri về ý nghĩa thuộc linh hay không? Nếu có, hãy nêu cụ thể.
Lời Đáp của Một Thiếu Niên:
Qua câu chuyện về tiệc cưới tại Ca-na, chúng ta học được bà Ma-ri ở đức tính trông cậy vào quyền năng của Chúa và sự phó thác những nan đề trong đời sống của mình cho Ngài. Mọi tình huống trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta hành động đều phải có sự dẫn dắt từ Thiên Chúa. Nếu chúng ta không hiểu sự nào đó Chúa bảo mình làm thì chúng ta vẫn tin cậy chương trình của Chúa, cứ tiếp tục làm theo và dần dần qua thời gian Chúa sẽ giúp cho chúng ta hiểu nếu chúng ta bền lòng vâng phục Chúa, kiên nhẫn tìm cầu câu trả lời từ Chúa, mà không làm theo ý riêng.
Lời Đáp của Một Thiếu Niên:
Dạ theo con thì bà làm như vậy vì có tấm lòng muốn giúp đỡ chủ tiệc. Hơn hết thì nó thể hiện sự tin cậy của bà Ma-ri vào quyền năng của Đức Chúa Jesus ạ. Hội Thánh thời nay và thời nào cũng sẽ học được bài học thuộc linh từ việc này, đó là sự yêu thương quan tâm lẫn nhau và đức tin trông cậy vào Chúa ạ.
Hỏi:
Bạn A là người theo Chúa, bạn được dạy rằng chúng ta không được mua hay đặt các tượng chạm khắc hình thú trong nhà. Dù vậy bạn vẫn không hiểu vì sao Chúa bảo mình phải làm như thế. Vì không hiểu được lý do nên bạn cho qua, xem nhẹ Điều Răn đó của Ngài, bạn tiếp tục có sở thích mua những món đồ lưu niệm có tượng các loài động vật. Nếu bạn là bạn cùng đức tin với A, bạn sẽ giúp cho bạn A hiểu và sửa đổi như thế nào?
Đáp:
Nếu là một người bạn cùng đức tin với A thì chúng ta nên nói cho bạn biết bạn đã vi phạm điều răn thứ hai. Chúng ta gửi cho bạn đọc bài giảng https://timhieutinlanh.com/sach-cac-dieu-ran-cua-thien-chua-7/. Nhắc cho bạn biết, qua Lời Chúa dạy trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15a, chúng ta biết tượng là vật Chúa gớm ghiếc:
“Đáng rủa sả thay kẻ nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, công việc bởi tay người thợ, dựng nó lên trong nơi kín nhiệm!”
Chúng ta nói yêu Chúa thì phải yêu những gì Chúa yêu và gớm ghét những gì Chúa gớm ghét. Nếu bạn là người sinh hoạt trong Hội Thánh mà không nghe lời khuyên, thì báo lại cho các trưởng lão biết sự việc, để các trưởng lão khuyên nhủ và giải quyết. Nếu bạn là người cũng tin Chúa mà các con quen biết, mà sau khi khuyên nhủ bạn không nghe, thì chúng ta không cần nói gì thêm, không giao tiếp và tranh luận với bạn về đức tin nữa.
Hỏi:
Trước khi bắt đầu mục vụ của mình, điều quan trọng nhất để cho sự hầu việc của mình phải lẽ, được Chúa nhận của lễ của mình thì chúng ta phải làm gì ạ?
Đáp:
Qua bài học Lễ Biệt Riêng Người Lê-vi Ra Thánh trong sách Dân Số Ký chương 8, chúng ta biết rằng khi bước vào trong chức vụ, hay chuẩn bị làm mục vụ gì thì một người cần dọn mình thánh sạch trước khi ra mắt Chúa trong sự hầu việc Ngài. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải tra xét đời sống của mình trước Chúa đã được kể là thanh sạch là công bình hay chưa? Vì nếu chúng ta còn chưa được kể là công bình trước mặt Chúa thì mọi việc làm của chúng ta không được Chúa chấp nhận, thậm chí phạm tội với Chúa. Kế đến, chúng ta phải thật sự nhận biết cách chắc chắn bằng đức tin rằng Chúa muốn chúng ta làm công việc này, và phải cầu hỏi ý Chúa theo sự dẫn dắt của Chúa để làm theo thánh ý của Ngài. Nên tham khảo ý kiến của anh chị em, trưởng lão và người chăn trong Hội Thánh.
Hỏi:
A theo Chúa nhưng cha và mẹ của A thì không. Vào ngày Tết, A thấy cha mẹ tụ tập với họ hàng, bạn bè chơi đánh bài và thắng rất nhiều. A không tham gia vì biết Chúa không muốn bạn chơi đánh bài như cha mẹ mình. Nhưng ngày hôm sau A muốn đi mua đồ dùng học tập và phải xin cha mẹ tiền. Lúc mẹ đưa tiền cho A thì bạn chợt nhớ ra trong mớ tiền đó có những số tiền là do mẹ chơi đánh bài thắng được, bạn không biết nó có phải là của bất nghĩa hay không và cũng băn khoăn không biết mình có nên sử dụng số tiền đó hay không. Trong trường hợp này A nên làm gì?
Trong trường hợp này A cứ sử dụng tiền đó để mua đồ dùng học tập. Vì mục đích của việc sử dụng tiền của A là đúng không có gì sai. Cha mẹ là người không tin Chúa thì chắc chắn sẽ có những khoản tiền mà họ có được nhờ việc làm không đúng với Lời Chúa dạy, ví dụ như đi làm vào ngày Sa-bát. Nhưng cha mẹ là người nuôi dạy chúng ta, nên chúng ta có quyền được nhận tiền từ cha mẹ để sử dụng cho việc học tập sinh hoạt.
Hỏi:
Khi chúng ta đã hứa một lời hứa với một người thì chúng ta có thể rút lại nó hay không? Sẽ ra sao nếu đó là một lời hứa bình thường, vô hại hoặc là một lời hứa nghịch lại Thánh Kinh?
Đáp:
Nếu là một lời hứa bình thường, mà chúng ta có khả năng thực hiện thì chúng ta nên hoàn thành lời hứa của mình. Vì nếu hứa mà không làm thì sẽ trở thành người không có uy tín. Có câu nói “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, có nghĩa là một lần không giữ lời thì những lần sau không còn được sự tin tưởng nữa. Nếu họ biết mình là con dân Chúa thì điều đó không làm sáng danh Chúa. Trong trường hợp chúng ta vì một lý do nào đó không thể thực hiện được thì nên nói rõ, gửi lời xin lỗi mong họ thông cảm.
Nếu là một lời hứa nghịch lại Thánh Kinh thì chúng ta không cần phải giữ lời hứa. Nếu người mà chúng ta hứa có lời trách thì chúng ta giải thích lý do để họ hiểu là chúng ta không phải là thất hứa.