Lời Giới Thiệu của Giăng Báp-Tít

595 lượt xem

Chủ đề: Lời Giới Thiệu của Giăng Báp-Tít

Nguyễn Thị Thùy Linh

Các con thương mến!

Tuần này chúng ta cùng nhau học về chủ đề: Lời giới thiệu của Giăng Báp-Tít.

Hôm nay chúng ta cùng nhau học về lời giới thiệu của Giăng báp-tít qua ba ý như sau: 

1/ Giăng Báp-Tít là ai?

2/ Lời giới thiệu của Giăng Báp-Tít.

3/ Đối tượng được giới thiệu. 

Giăng Báp-Tít là một người đặc biệt, ông được sinh ra trong gia đình tin kính Chúa, cha ông là thầy tế lễ Xa-cha-ri. Ông sinh ra trong hoàn cảnh cha mẹ ông đã già, cao tuổi bởi phép lạ mẹ ông bà Ê-li-sa-bét mang thai và chính Đức Chúa Trời đã đặt tên cho ông là Giăng. Ông đã được đầy dẫy thánh linh từ trong bụng mẹ. Ông là người được sinh ra trong chương trình của Chúa, đi trước dọn đường cho Đức Chúa Jesus. Ý nghĩa của tên Giăng là sự ban cho rời rộng của Thiên Chúa, Báp-Tít là người làm lễ báp-têm. 

Thánh Kinh cho chúng ta biết Giăng có đời sống biệt riêng, rao giảng, kêu gọi dân sự ăn năn và làm phép báp têm cho những ai ăn năn chịu nhận phép báp-têm. 

Khi đọc qua bốn sách Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng thì hầu hết bốn sách điều có ghi lại người dọn đường cho Đức Chúa Jesus tên là Giăng Báp-tít và lời giới thiệu của ông Giăng Báp-Tít về Đức Chúa Jesus. Ma-thi-ơ 3: 11-12, Mác 1:7-8, Lu-ca 3: 16-17, Giăng 1:26-34. 

Trong các sách Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca chúng ta thấy lời giới thiệu của ông Giăng Báp-Tít ngắn, và giống nhau với nội dung “Đấng đến sau ta mạnh hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài; Ngài sẽ làm báp-tem cho các ngươi bằng thánh linh và bằng lửa”. Nhưng trong sách Giăng thì lời giới thiệu nhiều hơn và có cả lời chứng. 

Giăng 1:26-34:

26 Giăng đã trả lời họ, nói: Ta làm báp-tem bằng nước nhưng {có} một Đấng đã đứng giữa các ngươi {mà} các ngươi đã không nhìn biết.

27 Ngài là Đấng đến sau ta {nhưng} Ngài đã trở thành trước ta; Đấng mà ta chẳng là xứng đáng để mở dây giày của Ngài.

28 Những việc đó đã xảy ra tại {làng} Bê-tha-ni, bên kia {sông} Giô-đanh, là nơi Giăng làm báp-tem.

29 Ngày hôm sau, Giăng nhìn thấy Đức Chúa Jesus đang đến với mình thì ông nói {rằng}: Hãy nhìn! Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất đi tội lỗi của thế gian.

30 Đây là về Đấng mà ta đã nói, sau ta, {có} một người đến, {là} Đấng đã trở thành trước ta, vì Ngài hằng có trước ta.

31 Ta vốn chẳng biết Ngài nhưng để Ngài được tỏ ra cho dân I-sơ-ra-ên, bởi đó ta đã đến, làm báp-tem bằng nước. 

32 Giăng lại làm chứng, nói rằng: Ta đã thấy Đấng Thần Linh từ trời giáng xuống, như chim bồ câu, đậu trên Ngài.

33 Ta vốn chẳng biết Ngài nhưng Đấng đã sai ta làm báp-tem bằng nước, chính Đấng ấy, phán với ta rằng: Đấng mà ngươi sẽ thấy Đấng Thần Linh ngự xuống, đậu trên Ngài, ấy là Đấng làm báp-tem bằng thánh linh.

34 Ta đã thấy và làm chứng rằng: Đây là Con của Đức Chúa Trời.

Các lời giới thiệu của Giăng báp-tít như sau. 

  • Đấng làm báp-têm bằng thánh linh và bằng lửa. Tay cầm nia mà giê thật sạch sân lúa mình và Ngài sẽ chứa lúa vào kho, còn rơm rạ thì đốt trong lửa chẳng hề tắt.
  • Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi. 

Chúng ta sẽ cùng nhau học lần lượt qua hai ý trên đây. 

  1. Đấng làm báp-tem bằng thánh linh và bằng lửa

Báp têm “Là hình thức dìm mình hoàn toàn xuống dưới mặt nước tiêu biểu cho tội lỗi bị hình phạt bởi sự chết trên thân thể xác thịt của tội nhân. Sự ra khỏi nước tiêu biểu cho sự tội nhân được cứu từ trong sự chết, bởi đức tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời, mà được cùng sống lại với Đức Chúa Jesus Christ. Chính nhờ đức tin vào trong lời hứa của Đức Chúa Trời về sự ăn năn tội để được tha tội qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, mà một người được Đức Chúa Trời xưng là có lương tâm tốt, biết đáp ứng Lời Chúa”. [1]]

Đó là hình thức làm báp-têm bằng nước, vậy báp-tem bằng thánh linh là gì. 

Báp têm bằng thánh linh là dành cho những người ăn năn tội, xưng nhận tội lỗi của mình, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Thì được Đức Chúa Jesus thánh hóa chúng ta bằng thánh linh, rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Báp-têm thánh linh còn là báp-têm vào trong ân điển vào trong sự sống mới của chúng ta. 

Báp-têm bằng lửa dành cho những người không chịu ăn năn tội, không tin nhận sự chết chuộc tội của Chúa, báp tem vào trong sự thịnh nộ của Chúa, lửa thiêu đốt họ đời đời trong hỏa ngục. 

“Tay cầm nia mà giê thật sạch sân lúa mình”. Là sự Chúa Jesus Christ sẽ Ngài sẽ phán xét toàn thế gian, những ai thật lòng ăn năn tội và tin vào huyết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì được vào Vương Quốc Trời, được nhận sự sống đời đời. Còn những ai không ăn năn tội, không tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì nhận lấy hình phạt trong lửa hỏa ngục không hề tắt, 

“Vì Ngài bênh vực quyền lợi và duyên cớ tôi; Ngài ngồi tòa mà phán xét công chính”. (Thi Thiên 9:4).

Ma-thi-ơ 25: 31, 32, 46: 

31 Khi Con Người ngự trong sự vinh quang mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh quang của Ngài. 

32 Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người này với người khác ra, như người chăn chiên chia chiên với dê ra;

Và những kẻ này sẽ đi vào hình phạt vĩnh cửu, còn những người công chính sẽ vào sự sống vĩnh cửu. 

Vậy thì trong lời giới thiệu này cũng đã cho chúng ta hiểu rằng, chính Đức Chúa Jesus là Đấng có quyền tha tội và định tội cho nhân loại. Đấng hoàn toàn đủ tư cách thẩm quyền, ai tin nhận Ngài, ăn năn tội lỗi mình thì được Ngài tha tội, ai không ăn năn tội, không tin nhận Ngài thì Ngài định tội. Trong suốt Thánh Kinh chúng ta không thấy một nhân vật nào có được thẩm quyền này, kể cả những thầy tế lễ thượng phẩm, vua, hay những tiên tri. 

2/ Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi.

Chiên là con vật trong thời kỳ Cựu Uoc khi dân sự phạm tội, mắc lỗi, hay bị ô uế do các loại bệnh lây nhiễm, thì dùng một con chiên, để dâng lên làm của tế lễ chuộc tội, chuộc sự mắc lỗi. 

Con của Đức Chúa Trời ở đây nói đến sự Đức Chúa Jesus sinh ra từ Đức Chúa Trời bởi năng lực của Đấng Thần Linh. Khi chúng ta học về thần tính của Đức Chúa Jesus thì chúng ta biết, trong thần tính, Ngài là Thiên Chúa, bình đẳng bình quyền với Đức Chúa Trời. Nhưng về nhân tính Ngài là con Đức Chúa Trời. Ngài chịu bị giới hạn. Từ đó có mối quan hệ cha con. 

Vậy Chiên Con của Đức Chúa Trời là nhấn mạnh về xuất thân của Đức Chúa Jesus, cũng nhấn mạnh địa vị của Ngài.  

Chiên Con của Đức Chúa Trời cũng chính là một danh xưng của Đức Chúa Jesus Christ. 

 Lời giới thiệu này cũng hàm ý nhấn mạnh sự đặc biệt về đối tượng được giới thiệu. Làm cho người nghe giới thiệu phải chú ý. 

Chúng ta hình dung ra có một đoàn người đi diễu hành trên đường với sự chứng kiến của nhiều người. Những người đi trên đường được giới thiệu tên và xuất thân từ đâu. Có lẽ là những người chứng kiến đó cũng thấy bình thường, vì họ cũng như mình thôi. Thì bỗng nhiên nghe lời giới thiệu, đây là hoàng tử của nước Anh chẳng hạn. Thì chúng ta tưởng tượng xem mọi ánh mắt có đổ dồn về nhân vật đặc biệt này không? Với cả sự tò mò. 

Đấng cất tội lỗi thế gian đi, chính sự chết chuộc tội trên thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ đã cứu chúng ta khỏi sự chết, sự Đức Chúa Jesus chết chuộc tội là cho toàn nhân loại, không có phân biệt người nào, Ngài đã làm sự cứu chuộc đó một lần đủ cả, vấn đề còn lại là nhân loại có tiếp nhận ân điển hay không mà thôi. Người nào tin nhận sự chết đó thì mới nhận được sự tha tội, được cứu rỗi. 

Một ví dụ rất thiết thực và dễ hiểu mà bác Tim đã từng dạy trong bài giảng đó là những cơn mưa, khi mưa xuống thì mưa cho tất cả mọi người, phần còn lại là người nào hứng được nhiều thì có được nhiều có nước uống hết khác, còn người nào không tìm cách hứng nước mưa thì sự lựa chọn của họ, còn mưa thì mưa cho tất cả. 

Chiên con của Đức Chúa Trời cũng có nghĩa là Đấng được sắm sẵn để làm của lễ chuộc tội. Ngày xưa dân I-sơ-ra-ên dâng các con vật làm sinh tế chỉ để có thể chuộc lỗi, chuộc tội cho họ, nhưng không làm họ được sạch bản chất tội lỗi của họ. Nhưng Chiên Con của Đức Chúa Trời là của lễ mà những an tin nhận sẽ được tha tội, rửa sạch tội, được thánh hóa, được năng lực đắc thắng tội, được dựng nên mới. Không còn nô lệ cho tội lỗi nữa. 

Và sau cái lời giới thiệu đó câu 34 cho chúng ta thấy rằng Giăng báp-tít khẳng định và làm chứng lại lần nữa:  “Đây là Con của Đức Chúa Trời”. Đã là Con Đức Chúa Trời thì Ngài hoàn toàn vô tội, Ngài không bị nhiễm tội, Ngài hoàn toàn có tư cách để cứu chuộc toàn thể nhân loại một lần đủ cả trên cây thập tự giá. 

Cảm tạ ơn Đức Chúa Jesus Christ vì sự chết chuộc tội của Ngài mà ngày nay chúng ta được cứu ra khỏi sự chết, sự hình phạt của tội lỗi. Nhờ huyết của Đức Chúa Jesus Christ đổ ra mà chúng ta được Đức Chúa Trời tha tội, được nhận làm con nuôi.  

“Vì các anh chị em đã chẳng nhận lấy thần trí của nô lệ để lại sợ hãi; nhưng các anh chị em đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, nhờ đó, chúng ta gọi: A-ba! Cha!” (Rô-ma 8:15).

Ga-la-ti 4:4-6

  1. Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài bởi một người nữ sinh ra, sinh ra dưới luật pháp,
  2. để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, để chúng ta được nhận làm con nuôi.
  3. Vì các anh chị em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Đấng Thần Linh của Con Ngài vào lòng của các anh chị em, kêu rằng: A-ba! Cha! 

Lời giới thiệu của Giăng báp-tít cũng chính là lời tiên tri về sự phán xét của Đức Chúa Jesus Christ cho toàn thế gian và sự  Đức Chúa Jesus Christ dùng chính mạng sống mình làm của lễ chuộc tội cho toàn nhân loại. 

1/ Ngày nay chúng ta chỉ cần làm báp-tem là được cứu, đúng hay sai. Vì sao? 

Phép báp-tem của Đức Chúa Jesus Christ cũng không phải là một bí tích, tức là phép báp-tem của Chúa không phải là một nghi thức có công năng tha tội. Sự kiện một người được tha tội sau khi chịu báp-tem là do lòng vâng phục mệnh lệnh của Chúa, chứ không phải do nghi thức báp-tem. Nếu chẳng phải vậy, thì tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Chúa đã không được vào Vương Quốc Trời; vì điều kiện để được vào Vương Quốc Trời, là phải được tái sinh (Giăng 3:3).

https://timhieuthanhkinh.com/hoi-thanh-15-le-bap-tem/

2/ Ngày nay chỉ cần chúng ta nói, Tôi tin nhận huyết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ là chắc chắn được cứu. Đúng hay sai. 

“đi theo luật lệ Ta và vâng giữ mệnh lệnh Ta, ăn ở cách thật thà, thì người ấy là người công chính; chắc thật người sẽ sống, Chúa Tự Hữu Hằng Hữu phán vậy”. (Ê-xê-chi-ên 18:9).

“Hỡi các con cái bé nhỏ, chớ yêu bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật”. (I Giăng 3:18).

Ghi chú:

[1] https://timhieuthanhkinh.com/hoi-thanh-15-le-bap-tem/

Để lại một bình luận