Chú Giải Công Vụ Các Sứ Đồ 10:09-23 Khải Tượng của Phi-e-rơ

1,448 views

YouTube: https://youtu.be/QMySyNbjNww

44027 Chú Giải Công Vụ Các Sứ Đồ 10:9-23
Khải Tượng của Phi-e-rơ

   Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla

Kính mời quý con dân Chúa dành thời gian nghe bài giảng này, có nhiều thí dụ và giải thích chi tiết hơn là phần bài viết.

Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe

Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe

Bấm vào một trong các nối mạng dưới đây để nghe hoặc tải xuống mp3 bài giảng này:

Bấm vào một trong các nối mạng dưới đây để đọc hoặc tải xuống pdf bài giảng này:

Kho chứa MP3 các bài giảng:

Kho chứa pdf các bài giảng:

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:9-23

9 Ngày hôm sau, họ đã lên đường và khi họ đã đến gần thành, Phi-e-rơ đã lên trên mái nhà để cầu nguyện, vào khoảng giờ thứ sáu. [Dân I-sơ-ra-ên chia ban ngày từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn thành 12 giờ. Giờ thứ nhất bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. Giờ thứ sáu bắt đầu vào khoảng 11 giờ trưa.]

10 Người đã rất đói và thèm ăn. Người ta đang chuẩn bị thức ăn thì một cơn ngất trí đến trên người.

11 Người đã thấy bầu trời mở ra, và có vật dụng kia giáng xuống trước người. Nó giống như tấm vải lớn, bốn góc được buộc lại, thả xuống đất.

12 Trong đó là hết thảy những thú bốn chân của đất, những thú rừng, những côn trùng bò trên đất, và những chim trời.

13 Đã xảy ra, có tiếng phán với người: Hỡi Phi-e-rơ! Hãy trỗi dậy! Làm thịt và ăn.

14 Nhưng Phi-e-rơ đã thưa: Lạy Chúa! Không thể nào! Vì tôi chẳng bao giờ ăn thứ gì chẳng sạch hoặc ô uế.

15 Tiếng phán lại đến với người lần thứ nhì: Những vật gì Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, ngươi chớ xem là chẳng sạch.

16 Sự ấy xảy ra đến ba lần; và vật dụng ấy bị thu lại lên trời.

17 Trong khi Phi-e-rơ đang bối rối trong mình về khải tượng mà mình đã thấy có thể có ý nghĩa gì, thì kìa, các người được sai đi bởi Cọt-nây đã đứng trước cửa, hỏi thăm nhà của Si-môn.

18 Họ đã gọi và hỏi, có phải Si-môn cũng gọi là Phi-e-rơ ở trọ nơi đây.

19 Phi-e-rơ đang ngẫm nghĩ về khải tượng thì Đấng Thần Linh đã phán với người: Kìa, có ba người tìm ngươi.

20 Vậy, hãy trỗi dậy! Xuống mà đi với họ! Chớ nghi ngờ chi! Vì Ta đã sai họ.

21 Phi-e-rơ đã xuống cùng các người đã bởi Cọt-nây sai đến với người, nói: Này, ta là người các ngươi tìm. Là cớ gì, bởi đó, các ngươi đến?

22 Họ đã trả lời: Đại Đội Trưởng Cọt-nây là người công chính và kính sợ Đức Chúa Trời, được lời chứng tốt bởi hết thảy dân Do-thái. Người đã được thánh truyền bởi thiên sứ thánh, mời ông đến nhà của người và nghe những lời của ông.

23 Kế đó, [Phi-e-rơ] đã mời họ vào trọ. Ngày hôm sau, Phi-e-rơ đã đi với họ. Có các anh em cùng Cha từ Giốp-bê cùng đi với người.

Trong bài trước, chúng ta đã học về khải tượng của Cọt-nây. Trong bài này, chúng ta học về khải tượng của Phi-e-rơ. Hai khải tượng có liên quan với nhau về hai lẽ thật:

Lẽ thật thứ nhất: Về thuộc thể, sự không sạch của một số động vật đã được Đức Chúa Trời làm cho sạch, qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Vì thế, không còn động vật nào bị xem là không sạch (I Ti-mô-thê 4:4-5).

Lẽ thật thứ nhì: Về thuộc linh, không còn có sự phân biệt giữa dân I-sơ-ra-ên và các dân khác, mà Thánh Kinh gọi là dân ngoại. Hội Thánh của Chúa bao gồm những người từ trong muôn dân có lòng tin kính Chúa, thật lòng ăn năn tội, và hết lòng tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì thế, Tin Lành phải được rao giảng cho muôn dân (Ma-thi-ơ 28:19-20; Mác 16:15).

9 Ngày hôm sau, họ đã lên đường và khi họ đã đến gần thành, Phi-e-rơ đã lên trên mái nhà để cầu nguyện, vào khoảng giờ thứ sáu. [Dân I-sơ-ra-ên chia ban ngày từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn thành 12 giờ. Giờ thứ nhất bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. Giờ thứ sáu bắt đầu vào khoảng 11 giờ trưa.]

Cọt-nây đã cầu nguyện vào giờ thứ chín, tức là khoảng hai giờ chiều. Sau khi Cọt-nây thấy khải tượng, cho gọi hai người tôi tớ và người lính cận vệ đến, thuật lại cho họ nghe mọi sự và sai họ đến thành Giốp-bê để tìm và mời Phi-e-rơ, thì trời đã xế chiều. Vì thế, hai người tôi tớ và người lính của Cọt-nây đã thu xếp để lên đường vào ngày hôm sau.

Chặng đường từ Sê-sa-rê đến Giốp-bê vào khoảng 63 km. Nếu đi bộ với tốc độ trung bình 5 km một giờ thì hành trình sẽ kéo dài gần 13 tiếng, chưa kể thời gian nghỉ ngơi. Nếu đi bằng xe ngựa với tốc độ trung bình 20 km một giờ thì hành trình là khoảng hơn ba tiếng một chút. Chúng ta không biết, hai người tôi tớ và một người lính của Cọt-nây đã đi bộ hay đã đi bằng xe ngựa. Nhưng có lẽ là đã đi bằng xe ngựa, với một người tôi tớ phụ trách việc đánh xe, một người tôi tớ phụ trách việc chăm sóc Phi-e-rơ, và một người lính phụ trách việc bảo vệ. Họ đã ra đi vào lúc trời sáng và khi họ đến gần thành Giốp-bê thì đã vào khoảng 11 giờ trưa (giờ thứ sáu).

Vào thời bấy giờ, nhà của các dân sống tại Ca-na-an thường có hai tầng và mái nhà thì bằng phẳng, có cầu thang đi lên. Theo cách gọi của chúng ta ngày nay, mái nhà như vậy gọi là sân thượng, tức sân phía trên. Dân I-sơ-ra-ên cũng có thói quen lên sân thượng để cầu nguyện. Phi-e-rơ đã lên sân thượng để cầu nguyện vào giờ thứ sáu, tức là khoảng 11 giờ trưa.

10 Người đã rất đói và thèm ăn. Người ta đang chuẩn bị thức ăn thì một cơn ngất trí đến trên người.

Có thể Phi-e-rơ vừa kết thúc sự kiêng ăn vào đêm hôm trước mà chưa kịp ăn sáng vào ngày hôm ấy, nên đến gần trưa thì ông đã rất đói, thèm ăn. Giờ ăn trưa thì chưa tới mà giờ cầu nguyện thì đã tới, nên Phi-e-rơ đã lên sân thượng để cầu nguyện, trong khi người nhà của Si-môn đang chuẩn bị bữa ăn trưa.

Câu 10 dường như hàm ý, Phi-e-rơ bị ngất trí vì quá đói. Tùy cơ thể của mỗi người, một người có thể bị ngất trí vì đói, khi lượng đường trong máu xuống quá thấp. Nhưng chúng ta có thể tin rằng, chính Đức Thánh Linh đã tác động cho Phi-e-rơ bị ngất trí để ban khải tượng cho ông trong thần trí.

Danh từ “cơn ngất trí” (G1611) được dùng để chỉ tình trạng lý trí của thân thể xác thịt tạm thời không còn ý thức hoàn cảnh và sự việc xảy ra trong thế giới vật chất.

Một người bị ngất trí vì bệnh, vì não thiếu dưỡng khí, vì đầu bị va chạm mạnh có thể bị hôn mê trong thần trí, nghĩa là cả thần trí cũng không còn nhận thức. Nhưng một người bị ngất trí vì sự tác động của Đức Thánh Linh thì thần trí của người ấy sẽ tỉnh táo trong sự nhận thức.

11 Người đã thấy bầu trời mở ra, và có vật dụng kia giáng xuống trước người. Nó giống như tấm vải lớn, bốn góc được buộc lại, thả xuống đất.

12 Trong đó là hết thảy những thú bốn chân của đất, những thú rừng, những côn trùng bò trên đất, và những chim trời.

Danh từ “bầu trời” dùng trong câu này hàm ý, tầng trời thứ nhất, là bầu khí quyển bao quanh trái đất.

Danh từ “vật dụng kia” hàm ý chỉ một vật nào đó thường được dùng trong cuộc sống. Trong trường hợp này, vật dụng kia giống như tấm lưới hay tấm vải lớn…

Phi-e-rơ đã nhìn thấy từ trên trời hạ xuống trước ông một vật giống như tấm lưới hay tấm vải lớn, bốn góc được buộc lại và kéo lên. Bên trong vật ấy có đủ loại côn trùng, điểu, thú. Điều ấy có nghĩa là mọi động vật trên đất, trừ loài người. Và như vậy, những côn trùng, điểu, thú trong đó bao gồm loài sạch lẫn loài không sạch. Sạch hay không sạch là theo quy định của Thiên Chúa vào thời Cựu Ước.

13 Đã xảy ra, có tiếng phán với người: Hỡi Phi-e-rơ! Hãy trỗi dậy! Làm thịt và ăn.

14 Nhưng Phi-e-rơ đã thưa: Lạy Chúa! Không thể nào! Vì tôi chẳng bao giờ ăn thứ gì chẳng sạch hoặc ô uế.

Trong khải tượng của Cọt-nây thì Thánh Kinh ghi rõ, một thiên sứ của Đức Chúa Trời đã hiện ra và phán với Cọt-nây. Nhưng trong khải tượng của Phi-e-rơ thì Thánh Kinh không ghi rõ ai đã phán với Phi-e-rơ. Chúng ta có thể hiểu rằng, hoặc là Đức Chúa Trời, hoặc là Đức Chúa Jesus đã phán với Phi-e-rơ. Vì chính Thiên Chúa đã phán truyền về loài vật sạch và loài vật không sạch trong thời Cựu Ước (Lê-vi Ký 11) nên rất hợp lý để chính Thiên Chúa phán truyền về việc Đức Chúa Trời đã làm cho các loài không sạch trở nên sạch.

Tiếng phán đã truyền cho Phi-e-rơ trỗi dậy và làm thịt những động vật ông đang nhìn thấy, để ăn. Phi-e-rơ đang đói và thèm ăn. Nhưng ông từ chối việc làm thịt các loài động vật ông nhìn thấy trong khải tượng. Vì ông hiểu rằng, lời phán bảo ông làm thịt là bao gồm việc làm thịt các loài không sạch. Phi-e-rơ đã gọi Đấng phán truyền với ông bằng danh xưng “Chúa”, tỏ lòng tôn kính và vâng phục. Nhưng khi đối diện với lệnh truyền nghịch lại Lời Chúa đã chép trong Thánh Kinh thì Phi-e-rơ từ chối vâng theo, và nói rõ lý do.

15 Tiếng phán lại đến với người lần thứ nhì: Những vật gì Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, ngươi chớ xem là chẳng sạch.

Sự quy định các loài thú không sạch là do chính Thiên Chúa. Thánh Kinh không nói rõ lý do vì sao các loài đó bị kể là không sạch. Nhưng chúng ta có thể suy luận như sau:

  • Muôn loài động vật đều được Thiên Chúa dựng nên vào ngày thứ năm và thứ sáu của Tuần Sáng Tạo; trong đó, loài người được dựng nên sau cùng. Chính Thiên Chúa đã đúc kết như sau: “Thiên Chúa thấy mọi việc Ngài đã làm thật rất tốt lành.” (Sáng Thế Ký 1:31a). Vì thế, vào buổi ban đầu, không có loài côn trùng, điểu, thú nào là không sạch.

  • Buổi ban đầu, Thiên Chúa ban cho loài người và các động vật khác loài thực vật để làm thức ăn: “Thiên Chúa lại phán: Này! Ta đã ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hạt mọc khắp mặt đất, và mọi loài cây sinh quả có hạt giống; ấy sẽ là thức ăn cho các ngươi! Còn mọi vật sống của đất, mọi chim trời, và mọi côn trùng bò trên đất có hồn sống thì Ta đã ban cho mọi thứ cỏ xanh làm thức ăn! Thì có như vậy.” (Sáng Thế Ký 1:29-30).

  • Hơn 1.500 năm sau Tuần Sáng Tạo, trước Cơn Lụt Lớn, Thiên Chúa mới nói đến loài động vật sạch và không sạch trong lệnh truyền cho Nô-ê (Sáng Thế Ký 7:2).

  • Sau Cơn Lụt Lớn Thiên Chúa mới truyền cho loài người ăn thịt với điều kiện không được ăn thịt còn chất máu: “Bất cứ vật gì cử động mà có sự sống thì sẽ là đồ ăn cho các ngươi như mọi thứ rau xanh mà Ta đã ban cho các ngươi. Nhưng thịt có sự sống, có máu, thì các ngươi đừng ăn.” (Sáng Thế Ký 9:3-4). Lệnh truyền này không hề phân biệt loài sạch với loài không sạch. Chúng ta hiểu rằng, lý do Chúa truyền cho loài người ăn thịt là vì sau Cơn Lụt Lớn, cơ thể loài người đã bị suy yếu nhiều, vì hậu quả của nếp sống tội lỗi lưu truyền từ hơn 1.500 năm trước đó. Cũng từ đó, tuổi thọ của loài người đã bị giảm nhiều, từ gần một ngàn năm xuống chỉ còn ngoài trăm năm.

  • Hơn 1.000 năm sau Cơn Lụt Lớn thì Thiên Chúa mới truyền cho dân I-sơ-ra-ên không được ăn thịt các loài động vật bị kể là không sạch (Lê-vi Ký 11). Có lẽ vì lúc này cơ thể loài người đã suy yếu càng hơn. Tuổi thọ của loài người chỉ còn vào khoảng bảy mươi, tám mươi (Thi Thiên 90:10).

  • Sau khi Đấng Christ hoàn thành sự chết chuộc tội cho loài người vào ngày Lễ Vượt Qua, năm 27, thì sự không sạch của một số loài động vật vì hậu quả tội lỗi của loài người cũng không còn nữa. Chúng ta có thể hiểu rằng, trước đây, vì sự loài người phạm tội mà sự chết vào trong thế gian. Cũng vì thế, Thiên Chúa đã định cho một số loài động vật từ chỗ ăn thực vật trở thành ăn xác chết để làm vệ sinh môi trường. Xác chết thì có nhiều mầm bệnh nên các loài động vật ăn xác chết cũng mang nhiều mầm bệnh. Vì thế, chúng bị xem là không sạch. Sau khi Đấng Christ hoàn thành sự chết chuộc tội cho loài người thì Đức Chúa Trời đã làm cho các loài động vật không sạch trở nên sạch. Chúng ta có thể hiểu, Đức Chúa Trời làm cho chúng được sạch có thể là Đức Chúa Trời đã nâng cao kháng thể trong chúng để chúng không còn mang nhiều mầm bệnh. Và như vậy, thịt của chúng trở nên thích hợp để làm thực phẩm cho loài người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tin rằng, những con dân chân thật của Chúa cũng được Chúa ban cho sức đề kháng bệnh cao hơn thời Cựu Ước. Chỉ cần chúng ta ăn ở hợp vệ sinh, biết tận dụng các loại dược liệu Chúa ban cho trong thiên nhiên để tạo ra các thức ăn, thức uống thì chúng ta sẽ không bị bệnh. Ngoài ra, Chúa cũng đã ban cho loài người chất Clo Đioxit (Chlorine Dioxide) để ngừa và trị đủ các chứng bệnh, kể cả các chứng ung thư, nhược trí, và COVID-19 rất là hữu hiệu [1]. Liệu Pháp Clo Đioxit với Phương Thức Nội Kích khiến cho bất cứ ai cũng có thể dùng [2]. Có thể nói là dễ như uống nước, vì thực tế là mỗi ngày chỉ cần uống từ một đến hai lít nước cất có pha trộn khoảng 1 ml Natri Clorit (Sodium Chlorite – NaClO2).

  • Vì thế, kể từ đó, loài người không cần kiêng ăn thịt của các loài động vật bị kể là không sạch trong thời Cựu Ước. Bất cứ ai dạy rằng, con dân Chúa trong Hội Thánh phải kiêng ăn thịt các loài động vật bị kể là không sạch trong thời Cựu Ước, thì người đó giảng dạy tà giáo, nghịch lại lời phán của Đức Chúa Trời. Nhưng ai kiêng ăn các loại thịt đó vì không thích ăn thịt các loài động vật ăn tạp hoặc ăn xác chết, chứ không phải vì không tin rằng, Đức Chúa Trời đã làm cho chúng được sạch, thì đó là sự tự do lựa chọn không sai nghịch Lời Chúa của người ấy.

Nền tảng các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa là không hề thay đổi, dựa trên sự yêu thương, thánh khiết, và công chính của Thiên Chúa. Nhưng chi tiết về sự thi hành các điều khoản về lễ nghi chuộc tội, lễ nghi thờ phượng Thiên Chúa, về vệ sinh và sức khỏe, về trách nhiệm dân sự thì có thể thay đổi. Luật kiêng ăn thịt các loài động vật không sạch thuộc về phương diện vệ sinh và sức khỏe, nhằm phòng bệnh cho loài người. Nhưng khi Đức Chúa Trời đã làm cho các loài đó được sạch, thì loài người không cần kiêng ăn thịt của chúng nữa.

Về phương diện thuộc linh, sau khi loài người sa vào sự cám dỗ và lừa dối của Sa-tan mà phạm tội thì Đức Chúa Trời đã tiến hành một chương trình cứu chuộc nhân loại ra khỏi quyền lực và hậu quả của tội lỗi. Để hoàn thành chương trình ấy, Đức Chúa Trời đã chọn ra một dòng dõi ra từ một người hết lòng tin kính Chúa, để từ trong dòng dõi ấy, Thiên Chúa Ngôi Lời nhập thế làm người, chịu chết thay cho loài người. Người hết lòng tin kính Chúa được Đức Chúa Trời chọn là ông Áp-ram, về sau được Chúa đổi tên là Áp-ra-ham. Dòng dõi ra từ Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời chọn và được Ngài đặt tên là I-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời gọi dân I-sơ-ra-ên là một dân thánh (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:6). Thánh trong trường hợp này có nghĩa là được Đức Chúa Trời làm cho tinh sạch và biệt riêng cho Ngài, thuộc về Ngài. Tinh sạch có nghĩa là không nhiễm tội hoặc được làm cho sạch tội.

Thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời làm cho dân I-sơ-ra-ên được tinh sạch qua các nghi thức dâng sinh tế chuộc tội. Các dân khác bị xem là không tinh sạch vì không được Đức Chúa Trời làm cho sạch tội. Vì thế, các loài động vật sạch tiêu biểu cho dân I-sơ-ra-ên và các dân ngoại đi theo dân I-sơ-ra-ên, cùng đức tin với dân I-sơ-ra-ên. Các loài động vật không sạch tiêu biểu cho các dân ngoại không được Đức Chúa Trời làm cho sạch tội.

Thời Tân Ước, Đức Chúa Trời làm cho muôn dân được sạch tội bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Việc còn lại là mỗi người tự mình tiếp nhận sự tinh sạch Đức Chúa Trời đã ban cho. Thí dụ: Chính phủ có chính sách cấp thông hành cho tất cả công dân trong nước, nhưng chỉ những ai nộp đơn xin được cấp thông hành thì mới nhận được thông hành.

Bất cứ ai thật lòng tiếp nhận sự Đức Chúa Trời làm cho mình tinh sạch, tức là thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, thì người ấy được nhập vào trong Hội Thánh của Thiên Chúa.

16 Sự ấy xảy ra đến ba lần; và vật dụng ấy bị thu lại lên trời.

Sự ấy” là lời phán: “Những vật gì Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, ngươi chớ xem là chẳng sạch.” Nghĩa là ba lần Chúa đã khẳng định với Phi-e-rơ rằng, hiện nay, loài người được ăn thịt các động vật bị kể là không sạch trong thời Cựu Ước. Vì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng được sạch. Điều ấy cũng có nghĩa thuộc linh là hiện nay, không còn sự phân biệt giữa dân I-sơ-ra-ên và các dân ngoại. Vì Đức Chúa Trời đã làm cho muôn dân được sạch khỏi tội lỗi qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ.

Khải tượng kết thúc bằng hình ảnh vật dụng có hết thảy các loài động vật trong nó, được thu lại lên trời. Hình ảnh vật dụng giống như tấm vải lớn chứa các loài động vật tiêu biểu cho sự bất cứ loài động vật nào mà loài người có thể bắt được. Hình ảnh ấy cũng hàm ý, bất cứ dân tộc nào trong thế gian cũng đều được Đức Chúa Trời ban ơn tha thứ.

17 Trong khi Phi-e-rơ đang bối rối trong mình về khải tượng mà mình đã thấy có thể có ý nghĩa gì, thì kìa, các người được sai đi bởi Cọt-nây đã đứng trước cửa, hỏi thăm nhà của Si-môn.

18 Họ đã gọi và hỏi, có phải Si-môn cũng gọi là Phi-e-rơ ở trọ nơi đây.

Phi-e-rơ đang bối rối trong mình” có nghĩa là trong tâm trí của Phi-e-rơ đang có sự băn khoăn, chưa hiểu rõ điều mình thấy và nghe qua khải tượng, vì nó nghịch lại những gì đã được ghi chép trong Cựu Ước. Phi-e-rơ biết là Đức Chúa Trời đã làm sạch các loài động vật không sạch nhưng ông chưa hiểu điều đó còn có ý nghĩa gì. Vừa lúc ấy, hai người tôi tớ và người lính cận vệ của Cọt-nây đã tìm đến cửa, gọi người trong nhà, hỏi thăm có phải Si-môn cũng gọi là Phi-e-rơ đang ở trọ trong nhà.

19 Phi-e-rơ đang ngẫm nghĩ về khải tượng thì Đấng Thần Linh đã phán với người: Kìa, có ba người tìm ngươi.

20 Vậy, hãy trỗi dậy! Xuống mà đi với họ! Chớ nghi ngờ chi! Vì Ta đã sai họ.

Khi ba người đang hỏi thăm về Phi-e-rơ, thì Phi-e-rơ vẫn còn ở trên sân thượng và đang suy ngẫm để tìm hiểu ý nghĩa của khải tượng. Ngay lúc đó, Đấng Thần Linh đã phán với ông, báo cho ông biết, có ba người tìm ông và ông nên đi với họ, theo lời mời của họ. Ngài phán bảo ông đừng nghi ngờ họ, vì chính Ngài đã sai họ đến. Phi-e-rơ có lý do để nghi ngờ, khi ba người đến tìm ông là dân La-mã mà trong đó một người là lính.

Chúng ta chú ý, trong câu này, Thánh Kinh dùng danh xưng Đấng Thần Linh. Cách dùng danh xưng Đấng Thần Linh giúp cho chúng ta hiểu rằng, Thiên Chúa trong thân vị Đấng Thần Linh phán với Phi-e-rơ từ bên ngoài thân thể xác thịt của ông. Nghĩa là ông nghe có tiếng phán đi vào lỗ tai xác thịt của ông. Nếu Ngài phán trong thần trí của ông, thì Thánh Kinh sẽ dùng danh xưng Đức Thánh Linh. Chúng ta luôn ghi nhớ rằng, danh xưng Đức Thánh Linh được dùng khi nói đến sự Đấng Thần Linh ngự trong thân thể xác thịt của con dân Chúa, phán trong thần trí của họ, tác động trong thân thể của họ.

Thực tế, Cọt-nây đã gọi hai người tôi tớ và người lính của mình đến, thuật khải tượng cho họ nghe, rồi sai họ đến Giốp-bê để tìm và mời Phi-e-rơ. Nhưng trong câu 20, Đấng Thần Linh khẳng định: “Vì Ta đã sai họ”. Điều này hàm ý, Ngài đã sai họ đi cách gián tiếp qua Cọt-nây. Nói cách khác, Ngài đã tác động trong Cọt-nây để Cọt-nây sai họ đi.

Vì chính Thiên Chúa tác động trong các anh chị em để các anh chị em vừa muốn vừa làm theo ý tốt của Ngài.” (Phi-líp 2:13).

Động từ “tác động” (G1754) có nghĩa là ban cho sức mạnh, hoặc thôi thúc, hoặc điều khiển để hành động.

Như vậy, trong thực tế đời sống của chúng ta, rất nhiều lần Thiên Chúa tác động trong chúng ta để chúng ta làm ra việc gì đó, mà chúng ta nghĩ là do chính mình tự hành động. Thánh Kinh cũng nói đến sự Thiên Chúa tác động trong lòng các bậc cầm quyền:

Lòng của vua ở trong tay Đấng Tự Hữu Hằng Hữu khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn.” (Châm Ngôn 21:1).

Tuy nhiên, chắc chắn là Thiên Chúa không bao giờ tác động chúng ta phạm tội. Ngài cũng không cám dỗ chúng ta phạm tội:

Chớ có ai bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào tác động đến Ngài, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai.” (Gia-cơ 1:13).

Mọi sự cám dỗ hoặc đến từ ma quỷ, hoặc đến từ người khác, hoặc đến từ sự ham muốn bất chính của chúng ta.

Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi bị dẫn dụ sai lạc bởi sự tham muốn của chính mình.” (Gia-cơ 1:14).

Sự tác động của Thiên Chúa trong chúng ta cũng có thể đã có ngay từ khi chúng ta chưa tin nhận sự cứu rỗi của Ngài. Chỉ vì Ngài yêu mọi người, muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến với tri thức về lẽ thật (I Ti-mô-thê 2:4). Ngài tác động trong chúng ta để chúng ta khao khát lẽ thật, khao khát được cứu rỗi, khao khát được hạnh phúc, khao khát về chính Ngài.

21 Phi-e-rơ đã xuống cùng các người đã bởi Cọt-nây sai đến với người, nói: Này, ta là người các ngươi tìm. Là cớ gì, bởi đó, các ngươi đến?

22 Họ đã trả lời: Đại Đội Trưởng Cọt-nây là người công chính và kính sợ Đức Chúa Trời, được lời chứng tốt bởi hết thảy dân Do-thái. Người đã được thánh truyền bởi thiên sứ thánh, mời ông đến nhà của người và nghe những lời của ông.

Phi-e-rơ đã xuống” có nghĩa là Phi-e-rơ đã từ sân thượng, đi xuống trước cửa nhà để đón ba người đang hỏi thăm về ông. Phi-e-rơ đã tự nhận mình là người họ đang tìm và hỏi họ vì lý do gì mà họ đến tìm ông.

Câu trả lời từ các người được Cọt-nây sai đi cho biết:

  • Chủ của họ là một đại đội trưởng trong quân đội La-mã.

  • Chủ của họ là người công chính và tin kính Thiên Chúa.

  • Chủ của họ được dân I-sơ-ra-ên làm chứng tốt về nếp sống công chính và lòng tin kính Thiên Chúa của ông.

  • Chủ của họ đã nhận được mệnh lệnh thánh từ một thiên sứ thánh.

  • Chủ của họ muốn mời Phi-e-rơ đến nhà để được nghe Phi-e-rơ giảng dạy.

Họ dùng cách nói “thánh truyền” để nhấn mạnh lời thiên sứ phán với Cọt-nây chính là ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ dùng cách nói “thiên sứ thánh” để nhấn mạnh là thiên sứ đến từ Đức Chúa Trời, thuộc về Đức Chúa Trời.

Vì Phi-e-rơ đã được Đấng Thần Linh phán bảo rằng, chính Ngài đã sai ba người đó đến mời ông và ông phải đi với họ, nên sau khi nghe câu trả lời của họ, Phi-e-rơ đã không hỏi gì thêm.

23 Kế đó, [Phi-e-rơ] đã mời họ vào trọ. Ngày hôm sau, Phi-e-rơ đã đi với họ. Có các anh em cùng Cha từ Giốp-bê cùng đi với người.

Phi-e-rơ đã mời ba người vào nhà, trọ lại một đêm. Phi-e-rơ đang đói và có lẽ cả ba người đến tìm ông cũng đang đói, nên có thể sau đó, họ đã cùng nhau ăn trưa; rồi thu xếp để sáng hôm sau lên đường. Chúng ta hiểu rằng, chiều hôm đó, Phi-e-rơ đã trình bày sự việc với các con dân Chúa tại Giốp-bê và có mấy người quyết định cùng đi với ông. Chúng ta có thể tin rằng, sự có thêm các anh em cùng Cha tại Giốp-bê đi với Phi-e-rơ đến nhà Cọt-nây chính là sự Hội Thánh đến thăm để tiếp nhận những người dân ngoại đầu tiên được Chúa thêm vào Hội Thánh. Và đó cũng là bởi sự tác động của Thiên Chúa.

Nguyện Đức Thánh Linh dẫn chúng ta vào trong mọi lẽ thật của Lời Chúa (Giăng 16:13). Nguyện Lời Chúa thánh hóa chúng ta (Giăng 17:17). Nguyện Đức Chúa Trời Thành Tín của Sự Bình An giữ cho tâm thần, linh hồn, và thân thể xác thịt của mỗi một chúng ta đều được nên thánh trọn vẹn, không chỗ trách được (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23), sẵn sàng cho sự đến của Đức Chúa Jesus Christ, Cứu Chúa Yêu Dấu của chúng ta. A-men!

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
09/10/2021

Ghi Chú

Nếu không truy cập được các nối mạng dưới đây, xin vào https://server6.kproxy.com/, dán địa chỉ nối mạng vào ô tìm kiếm, rồi bấm nút surf!

[1] https://lieuphapcd.net/

[2] https://lieuphapcd.net/10-phuong-thuc-noi-kich/

Karaoke Thánh Ca: “Ngài Là Tình Yêu Thật”
https://karaokethanhca.net/ngai-la-tinh-yeu-that/

Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012: Các câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là theo Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012. Đây là bản Thánh Kinh Việt Ngữ trên mạng, đang trong tiến trình hiệu đính để hoàn thành Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời. Quý con dân Chúa có thể đọc tại đây: https://thewordtoyou.net/bible/.

  • Các chữ nằm trong hai dấu { } không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, nhưng được hàm ý theo cấu trúc của văn phạm tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp.

  • Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, đó là chú thích của người dịch.

Những sách nào đã được hiệu đính hoàn toàn sẽ được đăng tại đây: https://christ.thanhkinhvietngu.net/.